Kiến nghị đối với NH TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 83 - 88)

NH TMCP Công Thương Việt Nam cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác bảo đảm tiền vay của các Chi nhánh, đảm bảo các Chi nhánh luôn thực hiện đúng chính sách và các quy định của pháp luật cũng như của hệ thống ngân hàng TMCP Công thương ban hành như các quy định, văn bản pháp luật để kịp thời có những biện pháp xử lý hạn chế rủi ro đồng thời có các hình thức xử phạt phù hợp trong trường hợp các chi nhánh không tuân thủ các quy định của cấp trên.

Chất lượng công tác tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống nên được quan tâm kiểm tra thường xuyên. Việc tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cử các cán bộ có năng lực đi học tập ở nước ngoài… sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của toàn bộ hệ thống.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng BĐTV là một nhu cầu tất yếu , đòi hỏi khách quan không chỉ đối với ngành ngân hàng mà còn là vấn đề Chính phủ, NHNN và các ban ngành hữu quan cần phải quan tâm đến. Những giải pháp và kiến nghị đưa ra ở bên trên tuy vẫn còn rất nhiều những thiếu sót nhưng nó mang tính xây dựng và mong muốn chất lượng ĐBTV tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa sẽ ngày càng được nâng cao nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN

Ngành ngân hàng đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Thách thức của ngành là rất lớn. Vì thế, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa sẽ phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Do đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng của

nghiệp vụ BĐTV nói riêng là nhiệm vụ quan trọng mà các ngân hàng cần phải thực hiện để đảm bảo an toàn vốn vay, hạn chế thấp nhất các rủi ro thiệt hại có thể xảy ra.

VietinBank Chi nhánh Đống Đa với vai trò là trung gian tài chính của nền kinh tế đã có những phương hướng, đường lối đúng đắn trong việc nâng cao chất lượng TSBĐ. Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế gây trở ngại cho cả ngân hàng lẫn khách hàng cần được tháo gỡ. Với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các khoản cho vay, chuyên đề đã tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

+ Hệ thống, luận giải và làm rõ những lý luận cơ bản về bảo đảm tiền vay và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác BĐTV trong việc hạn chế rủi ro, thu hồi các khoản nợ mở rộng hoạt động tín dụng đồng thời phân tích những nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nghiệp vụ này cũng như một số các chỉ tiêu đánh giá của NHTM.

+ Từ cơ sở lý luận đó, ở chương 2 chuyên đề đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lượng BĐTV ở Chi nhánh Đống Đa. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được trong 3 năm 2007-2009, rút ra một số hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó.

+ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chuyên đề đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nâng cao chất lượng BĐTV đồng thời nêu lên một số kiến nghị với Chính phủ, với NHNN, NH TMCP Công Thương Việt Nam.

Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết còn có những vấn đề chưa được đề cập đến hoặc đề cập chưa đầy đủ. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề của em đạt kết quả tốt hơn nữa.

Em cũng xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn - Th.S Nguyễn Quang Dật, các Thầy, Cô giáo Đại học Kinh Tế Quốc Dân cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại Chi nhánh Đống Đa và Phòng Giao Dịch Cát Linh đã nhiệt tình giúp đỡ và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề này.

Hà Nội, tháng 04 năm 2010 Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tác giả PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB. Thống kê, 2006.

2. Tác giả TS. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, NXB. Thống kê, 2002.

3. Tác giả TS. Nguyễn Minh Kiều, Tiền tệ ngân hàng

4. Tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Quản trị ngân hàng thương mại

5. Tác giả Peter S. Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2004.

6. Tác giả Frederic S. Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB. Khoa học và kỹ thuật, 2001.

7. Luật NHNN và luật các TCTD 8. Bộ luật dân sự 2005

9. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ra ngày 29/12/1999 của Chính Phủ về Giao dịch bảo đảm

10. Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

11. Báo cáo kết quả kinh doanh và phương hướng hoạt động của NH TMCP Công Thương Chi nhánh Đống Đa

12. Tài liệu BĐTV lưu hành nội bộ của NH TMCP Công Thương Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 83 - 88)