Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 67 - 69)

• Từ phía khách hàng

Nhiều trường hợp khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật như tự ý khai tăng phần vốn tự có của mình lên, khai tăng tổng mức đầu tư hay làm đẹp báo cáo tài chính… để đạt được mục đích vay vốn của mình. Có trường hợp khách

hàng còn sử dụng một tài sản đem bảo đảm tại nhiều nơi để vay vốn mà không tuân thủ theo quy định. Một số khách hàng làm ăn thua lỗ do yếu kém trong năng lực quản lý kinh doanh, sự đầu tư vốn không hợp lý đã dẫn đến việc mất khả năng thanh toán phải trốn nợ hoặc vào tù nên đã khiến cho thủ tục xử lý TSBĐ tiền vay gặp rất nhiều khó khăn. Khách hàng đôi khi còn tìm đủ mọi cách để lẩn tránh việc phát mại tài sản như chông đối lại cán bộ ngân hàng, bỏ trốn…Chính các hành vi lừa đảo này của khách hàng đã gây ảnh hưởng lớn chất lượng BĐTV của Chi nhánh.

Hoạt động ĐBTV tại Chi nhánh còn gặp trở ngại là do khách hàng không có hoặc tài sản không đủ để làm TSBĐ. Khách hàng không đáp ứng được TSBĐ nhiều khi không phải do họ thiếu năng lực tài chính mà còn do đặc trưng của thành phần kinh tế và điều kiện của tài sản. Đối với doanh nghiệp Nhà nước họ nắm giữ một lượng tài sản lớn như đất đai, nhà xưởng nhưng loại tài sản này đã sử dụng lâu năm giá trị tài sản giảm sút còn đối với doanh nghiệp tư nhân thì vốn hoạt động chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng và vốn chiếm dụng của khách hàng nên tài sản thuộc sở hữu có giá trị thấp. Do đó, các loại tài sản này hầu hết không đáp ứng được yêu cầu về tài sản đảm bảo của ngân hàng.

• Từ phía môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế, chính trị xã hội

Bất kỳ một sự thay đổi nhỏ nào trong các môi trường này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà còn tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nóichung cũng như chất lượng nghiệp vụ bảo đảm tiền vay nói riêng. Sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô là rất khó đoán, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc định giá, xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thậm chí số tiền thu hồi của ngân hàng còn không đủ bù đắp cho khoản vay gốc và cả số tiền lãi phát sinh.

Môi trường pháp lý

Chính phủ, NHNN và các Bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, quy định, thông tư, nhằm hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay nhưng do chất lượng của các văn bản này còn chưa hoàn chỉnh, thiếu sự đồng bộ, phù hợp giữa các điều luật, vẫn còn nhiều bất hợp lý giữa các quy định

với nhau nên nhiều khi khách hàng đã lợi dụng các khe hở để lợi dụng lừa đảo ngân hàng.

Mặt khác công tác định giá, thẩm định hay xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến nhiều lĩnh vực, bộ ngành khác nhau, trong khi các thông tư hướng dẫn của các bộ ngành này có lúc còn mẫu thuẫn, văn bản hướng dẫn một đường thực tế lại triển khai một nẻo đã khiến cho ngân hàng bị đẩy vào tình thế làm đâu cũng vướng mắc. Điều này đôi khi hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng hay hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng và từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác bảo đảm tiền vay của chi nhánh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 67 - 69)