• Môi trường kinh tế
Khi nền kinh tế có sự biến động, thay đổi thì ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động kinh doanh đều chịu ảnh hưởng, đặc biệt là công tác bảo đảm tiền vay của ngân hàng vì nó liên quan chặt chẽ đến tài sản của các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế.
Một nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh
thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất do đó nhu cầu tín dụng ngân hàng trong giai đoạn này là rất cao. Ngân hàng cũng dễ dàng cho vay vì khả năng gặp rủi ro mất vốn là rất thấp mặt khác TSBĐ cũng dễ mua bán trên thị trường, có tính thanh khoản cao hơn. Do vậy, chất lượng công tác bảo đảm tiền vay nhờ đó cũng tăng lên.
Trái lại trong giai đoạn kinh tế trì trệ, đầu tư không mang lại hiệu quả… những biến động về tỷ giá hoặc biến động về thị trường làm cho chủ đầu tư bị bất ngờ, dẫn đến tình trạng dòng tiền vào không như kế hoạch làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng đồng thời các tài sản bảo đảm mà ngân hàng nắm giữ có thể sẽ biến động, gây ảnh hưởng bất lợi cho ngân hàng trong việc định giá cũng như xử lý tài sản bảo đảm và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả BĐTV.
• Môi trường pháp lý
Chính phủ, NHNN và các bộ liên quan ban hành các văn bản pháp luật hỗ trợ ngân hàng trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay. Mỗi ngân hàng dựa vào đó mà có các văn bản qui định thực hiện BĐTV của khách hàng riêng phù hợp với đường lối phát triển của ngân hàng trong việc sử dụng biện pháp bảo đảm nào, những tài sản nào được dùng làm TSBĐ… Tùy thuộc vào tình hình kinh tế của mỗi quốc gia, tùy từng giai đoạn phát triển mà các văn bản quy định các điều kiện áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay được nới lỏng hay thắt chặt. Các văn bản liên quan đến bảo đảm tiền vay có sự thống nhất với nhau, hoàn thiện và chặt chẽ sẽ là hành lang pháp lý an toàn khi cho vay của ngân hàng, giúp ngân hàng phần nào tránh được sự lừa đảo khi khách hàng lợi dụng những sơ hở, yếu kém của hệ thống pháp luật.
• Yếu tố từ phía tài sản bảo đảm
Khi quyết định xử lý tài sản đảm bảo thì mức độ an toàn, thị trường tiêu thụ của tài sản cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hồi khoản vay cũng như chất lượng BĐTV. Tài sản nào càng có tính thanh khoản cao, càng dễ tiêu thụ thì khi gặp rủi ro ngân hàng lại bán được dễ dàng với chi phí thấp, nhờ đó có thể thu hồi vốn nhanh hơn bù đắp cho khoản nợ không thu được từ phía khách hàng.
• Các yếu tố từ phía khách hàng
Năng lực tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh, sử dụng vốn sai mục đích
Muốn nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay thì ngân hàng cần phải xem xét hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đến uy tín, năng lực pháp lý, tài chính của khách hàng. Khách hàng có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì yêu cầu về hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng mới đạt được.
Nếu như khách hàng có năng lực tài chính thấp quản lý yếu kém mà ngân hàng vẫn cho vay thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro rất lớn khi khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn.
Với những khách hàng có đủ tiềm năng về tài chính, doanh nghiệp có trình độ quản lý cao và chuyên nghiệp thì việc thu hồi vốn của ngân hàng được đảm bảo hơn và như vậy BĐTV mới mang lại ý nghĩa.
Do vậy, muốn nâng cao chất lượng đảm bảo tiền vay thì việc tìm hiểu xử lý những khó khăn trước, trong và sau quá trình cho vay luôn luôn được đặt ra cho mỗi NH
Đạo đức của người đi vay
Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bảo đảm tiền vay bởi nguồn thông tin do khách hàng cung cấp là cơ sở để ngân hàng tiến hành thẩm định, dựa vào đấy để quyết định có cho vay hay không. Những thông tin về khách hàng đều chủ yếu dựa trên sự cung cấp của khách hàng. Khi khách hàng đến vay vốn, tâm lý của họ là che giấu những thông tin không tốt về mình để mong được ngân hàng cho vay. Nhiều khách hàng biết rõ TSBĐ không đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng thì họ cũng không mong muốn để ngân hàng biết. Do đó, nếu ngân hàng không kiểm tra được tính chân thật của các thông tin này thì ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro rất cao đồng nghĩa với việc bảo đảm tiền vay cũng không còn có ý nghĩa nữa.
Ngân hàng có thể lâm vào tình trạng có tài sản bảo đảm mà cũng như không khi tài sản thế chấp thực chất đã hết giá trị. Ngược lại, cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc thẩm định cũng như lựa chọn các hình thức bảo đảm phù hợp góp phần nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay nếu khách hàng cung cấp những thông tin chính xác và đầy đủ. Vì vậy, khi cho vay ngân hàng cần phải xét đến tư cách đạo đức cũng như năng lực tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới có thể đưa ra các quyết định hợp lý đảm bảo nâng cao chất lượng của hoạt động BĐTV.