0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Cơ sở pháp lý chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 52 -53 )

Ngành ngân hàng được ví như mạch máu của nền kinh tế do đó tác động của nó đến nền kinh tế là rất lớn. Chính vì vai trò to lớn đó mà trong quá trình hoạt động kinh doanh, các NHTM luôn phải chịu sự điều tiết và kiểm soát chặt chẽ từ phía NHNN. Việc thực hiện BĐTV nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn vốn không chỉ là yêu cầu tất yếu đối với riêng các ngân hàng mà còn liên quan đến quyền lợi của khách hàng vay vốn, người gửi tiền và cả nền kinh tế. Vì vậy, BĐTV đã được qui định trong các văn bản pháp luật như sau để các ngân hàng dựa vào đấy mà thực hiện:

+ Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.

+ Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm. + Thông thư 03/2003/TT-NHNN ngày 24/02/2003 hướng dẫn về cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản theo nghị quyết số 02/2003/NĐ-CP ngày 17/01/2003 của Chính phủ.

+ Thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 hướng dẫn việc thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

+ Ngoài ra còn có một số các văn bản pháp quy khác quy định đối với các loại tài sản bảo đảm… và các văn bản pháp luật lên ngành.

Đây là hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến nghiệp vụ BĐTV của các TCTD tạo cơ chế kinh tế cũng như cơ sở pháp lý để ngân hàng thu hồi các khoản nợ nhằm hạn chế tối đa và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện này thì đòi hỏi Chính phủ và NHNN phải luôn đổi mới hoàn thiện các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM thực hiện các khoản cho vay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 52 -53 )

×