Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 69 - 71)

+ Hiện nay, sự phân công công tác của Chi nhánh vẫn chưa thực sự phù hợp, tính chuyên môn hóa chưa cao. Mỗi CBTD còn kiêm nhiệm nhiều công việc vừa phải thẩm định dự án vừa thẩm định và định giá tài sản. Khối lượng công việc nặng đã gây khó khăn cho CBTD trong việc đi thu thập và xử lý thông tin tín dụng. Việc định giá TSBĐ tính giá trên cơ sở giá trị còn lại nên dù đã theo hướng thị trường nhưng vẫn mang nặng tính lý thuyết. Các kết luận thẩm định, định giá giá trị tài sản chủ yếu dựa trên những chỉ tiêu tài chính và hiệu quả đạt được nên mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng bên cạnh đó việc dự đoán trước những xu hướng thay đổi giá trị TSBĐ sau một thời gian dài sử dụng và bảo quản còn hạn chế vì thế mà thẩm định chưa chính xác, định giá quá cao hay quá thấp đã ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của Chi nhánh khi phải xử lý TSBĐ.

Trong một số trường hợp để chạy theo dư nợ đơn thuần mà một số cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm định giá tài sản không sát với thực tế, không đánh giá đúng chất lượng của khoản cho vay có khi chỉ cần có tài sản bảo đảm là cho vay chứ không quan tâm đến hiệu quả, mục đích sử dụng tiền vay… Ngoài ra, nhiều cán bộ thẩm định dự án do thiếu kinh nghiệm nên thực hiện theo quy trình BĐTV còn nhiều lúng túng, thiếu sót, thiếu chính xác trong việc đánh giá khách hàng vay vốn. + Đối với các TSBĐ là máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất thì khi phát mại tài sản giá bán rất thấp bởi những tài sản này mang tính chuyên dùng và tính thanh khoản thấp. Các loại tài sản này vận chuyển cồng kềnh nên khi khách hàng đến hạn không trả nợ thì trong thời gian chờ xử lý Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý vào bảo quản tài sản.

Đối với chứng khoán hay giấy tờ có giá lại phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thị trường.

Đối với những tài sản thế chấp như đất và tài sản gắn liền với đất mà địa điểm lại ở xa trụ sở ngân hàng thì việc giám sát quản lý bị hạn chế vì thế khách hàng dễ dàng thực hiện hơn các hành vi sai trái lừa đảo ngân hàng.

Đối với bất động sản giá của nó ít bị giảm đi theo thời gian đồng thời nhu cầu đối với loại tài sản này là khá cao tuy nhiên vấn đề chuyển giấy tờ, chuyển quyền sở hữu lại rất phức tạp và tốn thời gian.

+ Khi xử lý TSBĐ thì khách hàng phải trả các chi phí bảo quản tài sản, quản lý, đánh giá, quảng cáo bán tài sản, tiền hoa hồng…Tuy nhiên NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa sẽ phải trả các khoản chi phí cho công chứng, tòa án mà những khoản này còn khá cao do đó ảnh hưởng đến kết quả thu hồi nợ. Nếu giao cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý thì thời gian thường kéo dài rất lâu gây nhiều tốn kém cho ngân hàng trong khi đó khoản lãi quá hạn vẫn phát sinh nên có thể dẫn tới khi phát mại sẽ không thu hồi đủ nợ gốc và lãi. Còn khi ngân hàng thực hiện giải chấp muốn có lợi nhất thì phải chờ đợi bán TSBĐ đúng thời điểm nhưng cũng không thể trì hoãn việc xử lý quá lâu.

Đối với TSBĐ là máy móc, thiết bị do giá trị giảm dần theo thời gian nên ngân hàng buộc phải bán rẻ, bán nhanh để mong thu hồi một phần khoản nợ. Đối với TSBĐ là bất động sản thì thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu cho người mua tài sản bảo đảm còn nhiều phức tạp, kéo dài nên khách hàng rất ngại mua TSBĐ phải phát mại.

+ Trong khi số lượng khách hàng lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, địa bàn trải rộng thì điều kiện đi lại của cán bộ đến các doanh nghiệp còn gặp khó khăn, điều kiện cho CBTD tiếp cận thông tin còn quá ít. CBTD đôi khi chủ quan trong việc thẩm định xác minh tính đúng đắn của thông tin, tính hợp lệ hợp pháp của TSBĐ và các giấy tờ liên quan đến tài sản khiến cho khách hàng có cơ hội thực hiện hành vi lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Có thể thấy VietinBank Chi nhánh Đống Đa trong thời gian qua bên cạnh những thành công đạt được thì vẫn còn một số hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng nghiệp vụ BĐTV. Sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt do đó để phát triển hoạt động tín dụng và tăng thị phần nhiều NHTM có xu hướng nới lỏng điều kiện cấp tín dụng. Trong bối cảnh

đó, Chi nhánh cũng không thể đi ngược lại xu hướng chung mà vấn đề đặt ra là ngân hàng cần phải tìm ra các giải pháp thích hợp giảm bớt đi các hạn chế, nâng cao chất lượng BĐTV mở rộng tín dụng mà hạn chế được rủi ro tới mức thấp nhất.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 69 - 71)