Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp khách hàng không có khả năng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 56 - 57)

năng hòan trả nợ vay cho ngân hàng

Việc xử lý TSBĐ phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định của pháp luật.

TSBĐ được xử lý theo thỏa thuận giữa NH cho vay và bên có TSBĐ, hoặc giữa các bên cùng nhận bảo đảm và bên có TSBĐ tại hợp đồng bảo đảm hoặc các văn bản thỏa thuận khác trừ TSBĐ mà pháp luật quy định phải được bán tại các tổ chức bán đấu giá chuyên trách.

Nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Riêng đối với TSBĐ là động sản có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì NH cho vay được bán theo giá trên thị trường mà không qua thủ tục bán đấu giá.

Trường hợp một TSBĐ sử dụng cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nếu phải xử lý TSBĐ để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn, thì các nghĩa vụ trả nợ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và được xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.

Trường hợp NH cho vay nhận nhiều tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm cho một hoặc nhiều nghĩa vụ trả nợ thì việc lựa chọn tài sản cụ thể để xử lý phải thỏa thuận tại hợp đồng bảo đảm hoặc các văn bản thỏa thuận khác. Nếu không có thỏa thuận thì NH cho vay có quyền lựa chọn TSBĐ để xử lý hoặc xử lý tất cả tài sản.

Sau khi tài sản bảo đảm đã được xử lý để thu hồi nợ, NH cho vay hoặc bên có tài sản bảo đảm tiến hành xoá đăng ký xử lý tài sản, xoá đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 56 - 57)