Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng để đáp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 77 - 78)

ứng được những yêu cầu trong công việc

Hoạt động tín dụng chứa đựng vô số rủi ro mà trong các khâu thẩm định, định giá giá trị TSBĐ quyết định phần lớn là do ý kiến chủ quan của con người. Do đó, nếu một ngân hàng mà đội ngũ cán bộ tín dụng có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm, am hiểu pháp luật thì sẽ có khả năng phân tích, đánh giá về tài sản bảo đảm chính xác hơn và không bị khách hàng đánh lừa. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác bảo đảm tiền vay bởi trong hoạt động ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với tiền nên con người rất dễ nảy sinh lòng tham nếu không có đạo đức tốt CBTD có thể móc nối với khách hàng để lừa đảo rút tiền ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay việc thu hút được nguồn nhân lực vừa giỏi chuyên môn lại vừa có đạo đức là một nhân tố rất quan trọng quyết định sức mạnh của một ngân hàng. Để làm được điều này Chi nhánh Đống Đa cần có những biện pháp thiết thực và có kế hoạch để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng như:

+ Tìm hiểu năng lực, sở trường của từng CBTD để đề bạt, bố trí đúng người đúng việc nhằm tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng và tiềm lực của bản thân + Chi nhánh tiến hành mở các khóa huấn luyện về nghiệp vụ BĐTV để phổ biến, cập nhật những quy định mới nhất, giúp cho cán bộ ngân hàng kịp thời nắm bắt thông tin.

+ Ngân hàng cũng phải có những chính sách ưu đãi như tiền lương, tiền thưởng hợp lý và công bằng để khuyến khích sự nỗ lực, cạnh tranh lành mạnh giữa các cán bộ đồng thời có biện pháp xử lý các cá nhân vi phạm làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

+ Chi nhánh cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm hội thảo nêu lên những vướng mắc khó khăn trong hoạt động tín dụng cũng như công tác ĐBTV hay phổ biến các kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện quy chế cho vay. Qua đó, Ban lãnh đạo có thể nắm được tâm tư nguyện vọng, ý kiến đóng góp của cán bộ nhân viên nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng và hiệu quả của nghiệp vụ bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 77 - 78)