Nâng cao chất lượng của các khâu trong quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 74 - 77)

Công tác thẩm định, đánh giá năng lực khách hàng, bên bảo đảm

Ngân hàng ra quyết định cho vay hay không cho vay dựa trên kết quả của báo cáo thẩm định. Do đó, những quyết định này có có ảnh hưởng đến cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng lẫn khách hàng. Một khi khâu này được làm tốt

thì khả năng thu hồi cả gốc và lãi khi đến hạn thanh toán càng cao, vốn tín dụng luân chuyển được nhanh hơn. Việc thẩm định còn giúp cho ngân hàng áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay thích ứng với điều kiện của từng khách hàng. Đặc biệt trong trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm thì chỉ cần thẩm định không kĩ càng khách hàng khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng là rất cao, làm giảm sút thu nhập của ngân hàng. Thẩm định kĩ các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, nguồn thu và khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng sẽ giúp ngân hàng phân loại khách hàng một cách chính xác hơn từ đó mà có thể áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay phù hợp với điều kiện của từng khách hàng.Vì vậy, ngân hàng nên ban hành những tiêu thức đánh giá cụ thể, khoa học, chi tiết và chặt chẽ để dựa vào đó CBTD có thể thực hiện tốt hơn công tác thẩm định.

Công tác định giá giá trị TSBĐ

Việc định giá TSBĐ là rất quan trọng bởi vì đây là cơ sở để xác định mức cho vay tối đa đối với một khoản vay và khả năng thu hồi nợ trong trường hợp ngân hàng phải xử lý tài sản bảo đảm. Nếu định giá quá cao so với giá trị thực của tài sản thì khi cho vay sẽ mang lại rủi ro lớn cho ngân hàng và ngược lại khi định giá quá thấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu về vốn vay của khách hàng. Do đó, để giúp cho Chi nhánh có quyết định cho vay đúng đắn, hạn chế tối đa rủi ro và thiếp lập được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng thì ngân hàng cần phải chú trọng vào công tác định giá, xác định đúng giá trị đích thực của TSBĐ và có những biện pháp để nâng cao chất lượng của công tác định giá giá trị TSBĐ.

Khách hàng của Chi nhánh Đống Đa rất đa dạng thuộc rất nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau vì thế các cán bộ tín dụng phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiểu biết về các loại TSBĐ cũng như thường xuyên cập nhật thông tin, sự biến động của thị trường, những quy định pháp luật mới về tài sản bảo đảm.

Ngân hàng phải thành lập tổ định giá khi xác định giá trị TSBĐ. Tuy nhiên tổ này vẫn là do CBTD kiêm nhiệm nên vẫn khó có thể đảm bảo tính chuyên môn cao vì thế việc tách bạch giữa cán bộ tín dụng và cán bộ định giá sẽ giúp cho định giá tài sản khách quan hơn.

Quản lý TSBĐ không cẩn thận, ngân hàng không kịp thời phát hiện được những sự cố liên quan thì sẽ làm thay đổi giá trị của tài sản từ đó gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý nếu không thu hồi được nợ của khách hàng. Do vậy, Chi nhánh phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng của TSBĐ đồng thời trong trường hợp thế chấp cũng phải giám sát vấn đề sử dụng TSBĐ của khách hàng. Có như vậy thì ngân hàng mới phát hiện sớm được tình trạng thực tế của tài sản, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời có biện pháp xử lý ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.

Mỗi tài sản dùng làm cầm cố, thế chấp có đặc điểm khác nhau về hình thức, tính ổn định, tính thanh khoản, cơ chế pháp luật tác động vì thế việc quản lý đối với các loại tài sản này cũng khác nhau. Đối với loại tài sản thế chấp là thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu… thì ngân hàng chỉ lưu giữ các giấy tờ này tại két và ghi nhớ thời gian đáo hạn của chúng. Còn đối với những tài sản cầm cố thế chấp như nhà cửa, ô tô, bất động sản… thì Chi nhánh có thể tăng số lần định kì kiểm tra quản lý TSBĐ. Tuy biện pháp này có thể gây tốn kém thời gian, công sức của CBTD nhưng lại giúp ngân hàng sớm phát hiện ra những thay đổi về giá trị của tài sản nhanh chóng đề ra cách thức xử lý đảm bảo khả năng thu hồi lại vốn.

Công tác xử lý TSBĐ

Khi khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ, thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng nếu được thực hiện một cách thuận tiện,

bảo đảm được quyền lợi, lợi ích của các bên thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hồi khoản nợ nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Ngược lại, nếu ngân hàng xử lý không tốt, lợi ích của các bên mâu thuẫn với nhau thì rất dễ xảy ra tranh chấp. Trong trường hợp các bên không thể giải quyết được phải nhờ đến sự phân giải của tòa án thì ngân hàng rất dễ bị tổn thất, khoản nợ không những không thể thu hồi được đầy đủ mà ngân hàng còn tốn kém thêm thời gian và chi phí cho vụ kiện tụng

Thực tế, tại Chi nhánh Đống Đa việc xử lý tài sản đảm bảo còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế do các nguyên nhân như sự bất cập của các thủ tục pháp lý, sự

thiếu phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc thu hồi tài sản hay do khác hàng cố tình không giao tài sản cho ngân hàng... Điều đó khiến cho Chi nhánh mất rất nhiều thời gian và chi phí thậm chí có khi số tiền thu được không đủ để bù đắp cho các khoản vay. Vì vậy, để khắc phục những khó khăn này, Ban lãnh đạo ngân hàng nên chỉ đạo sát sao cho CBTD tổ chức thu thập thông tin thị trường từ nhiều nguồn khác nhau đảm bảo được tính cập nhật, chính xác cũng như phải thường xuyên kiểm tra đánh giá giá trị của TSBĐ. Ngoài ra do việc phát mại tài sản cũng thường tốn kém về thời gian, chi phí lại không bù đắp được nhiều cho khoản nợ nên Chi nhánh có thể cho thuê các tài sản này để thu tiền.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 74 - 77)