Tình hình dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm bằng tài sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 60 - 62)

Bảng 2.10: Dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm bằng tài sản năm 2007-2009

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ có TSBĐ 592 100 537,5 100 931,6 100 Cầm cố 119 20,1 102 19 178,9 19,2 Thế chấp 252,8 42,7 215 40 378,2 40,6 Bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn vay 34,3 5,8 32,5 6 37,3 4 Bảo lãnh bằng TS của bên thứ ba 185,9 31,4 188 35 334,2 33,2 Ký quỹ 0 0 0 0 28 3

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của Vietinbank Đống Đa (2007-2009)

Chi nhánh Đống Đa luôn dựa vào tính khả thi của phương án sản xuất, mức độ tín nhiệm, tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng trả nợ để xem xét các phương án cho vay sao có hiệu quả nhất đối với cả ngân hàng lẫn khách hàng.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy việc cho vay bằng hình thức thế chấp và bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba chiếm tỷ trọng cao hơn các hình thức còn lại.

Hình thức cầm cố rất thích hợp đối với những khoản vay nhỏ trong thời gian ngắn để đáp ứng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tại Chi nhánh, tỷ trọng này trong tổng dư nợ từ năm 2007-2009 lần lượt là 20,1%; 19% và 19,5%. Khách hàng thường sử dụng chủ yếu sổ tiết kiệm, trái phiếu kho bạc, cổ phiếu làm tài sản cầm cố.

Chi nhánh luôn có dư nợ cho vay thế chấp tài sản cao nhất trong các hình thức BĐTV. Từ năm 2007 đến 2009, tỷ lệ này luôn xê xịch ở ngưỡng trên 40% bởi vì đây là hình thức phù hợp với doanh nghiệp khi có nhu cầu vốn trung và dài hạn. Tài sản thế chấp ở chủ yếu là nhà ở, quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị, ô tô chính vì thế các loại tài sản này dễ trao đổi, có giá trị lớn nên khách hàng có thể vay vốn lớn đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Trong tổng dư nợ cho vay có BĐ bằng tài sản thì hình thức cho vay có TSĐB hình thành từ vốn vay chiếm tỷ trọng khá thấp chỉ khoảng 4-6 %. Do đây là hình thức cho vay có rủi ro rất cao. Khi khách hàng vay vốn thì tài sản này chưa hình thành nên ngân hàng dễ phải đối mặt với rủi ro mất vốn. Chính vì vậy, VietinBank Chi nhánh Đống Đa thường chỉ áp dụng hình thức đối với nhóm khách hàng có uy tín cao, quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hàng.

Hình thức bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2007 tỷ lệ này là 31,4% tương ứng với 185,9 tỷ đồng. Năm 2008 con số tuyệt đối tăng 2,237 tỷ so với 2007. Đến năm 2009, hình thức này chiếm 33,8% trong tổng dư nợ cho vay có TSBĐ

Bộ Luật Dân Sự coi việc nhận bảo đảm bằng ký quỹ là một biện pháp bảo đảm tiền vay nên NH TMCP Công Thương Việt Nam đã có công văn số

612/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 31/12/2008 hướng dẫn việc nhận bảo đảm bằng kí quỹ. Đây là một hình thức bảo đảm mới có từ năm 2009 nên chỉ chiếm tương đối 3% trong tổng dư nợ cho vay có bảo đảm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 60 - 62)