Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 80 - 81)

Bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro đảm bảo an toàn các khoản cho vay của ngân hàng. Do đó, việc nâng cao chất lượng của hoạt động này luôn là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM. Thực hiện được an toàn trong cho vay không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà nó còn tạo ra những tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, với vai trò là cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước, Chính phủ cần phải có những những biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện nâng cao chất lượng BĐTV cho các

NHTM.

+ Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đến bảo đảm tiền vay. Hiện nay có rất nhiều văn bản ra đời nhưng còn liên quan đến bảo đảm tiền vay. Hiện nay có rất nhiều văn bản ra đời nhưng còn thiếu sự đồng bộ, mâu thuẫn với nhau như theo Nghị định 08/2000/NĐ - CP ngày 10/3/2000 về đăng kí giao dịch bảo đảm thì khi khách hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đất thì không cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm nếu không có thỏa thuận nhưng theo Luật đất đai 2003 và Nghị định 163 thì lại yêu cầu phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp này các ngân hàng phải làm theo luật nào? Các văn bản về giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm nằm rải rác ở

nhiều văn bản như Nghị định số 181, Nghị định 163…Chính vì thế, Chính phủ nên hoàn thiện việc tập hợp thành một nghị định chung về cơ chế BĐTV phù hợp với các bộ luật đã đề ra. Điều này sẽ tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng cho các NHTM mở rộng quy mô hoạt động tín dụng cũng như khách hàng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng.

Một ví dụ mà đại diện Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đưa ra đã cho thấy hành lang pháp lý cho hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm còn hết sức "lấn cấn": việc đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện phân tán tại nhiều cơ quan như Trung tâm Đăng ký giao dịch bảo đảm thuộc Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp); Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cơ quan quản lý nhà đất còn Cục Hàng không dân dụng lại thực hiện đăng ký thế chấp máy bay và Cục Hàng hải thực hiện đăng ký thế chấp tàu biển... Sự phân tán này đã gây nên hàng loạt kẽ hở trong quản lý. Do đó, Chính phủ nên soạn thảo "Dự luật Đăng ký giao dịch bảo đảm" theo hướng rút gọn, thuận tiện cho giao dịch của các tổ chức tín dụng, giảm chi phí cho bên vay cũng như bên cho vay. Ngoài ra cũng quan tâm đến cải cách tổ chức để thu gọn địa điểm đăng ký bảo đảm giao dịch, để hướng tới hệ thống đăng ký mới thuận tiện và thân thiện.

+ Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra rất chậm nên đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cấp tín dụng và cho khách hàng khi vay vốn vì thế đòi hỏi Chính phủ hoàn chỉnh các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản tạo điều kiện cho cả ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Đống Đa (Trang 80 - 81)