Thị trường khách du lịch b a lô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản phẩm du lịch cho khách du lịch ba lô (backpacker) đến hạ long (thí điểm) (Trang 36 - 41)

2.3. Thị trường khách du lịch

2.3.3. Thị trường khách du lịch b a lô

Khách du lịch ba - lơ hay có thể hiểu là những khách du lịch bụi là những khách du lịch kiểu tự túc, tự lên kế hoạch để được đi nhiều, biết nhiều. Khách ba - lô thường mang theo là quần áo gọn nhẹ, thuốc men, giầy dép…nên ba - lô lúc nào cũng như một “ngôi nhà” nhỏ chứa đựng đầy đủ các vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Họ thường đi riêng lẻ hoặc theo nhóm (thường là theo nhóm bạn). Họ khốc ba - lô trên lưng và đi khắp mọi nơi nên đuợc gọi là khách du lịch ba - lô, người Việt Nam thường gọi họ là “tây ba -

lô”. Chữ “tây” ở đây là chỉ khách nuớc ngồi nói chung, khơng phân biệt là

người Âu, Á, Mỹ, Úc hay Phi. Khách đi du lịch ba - lô là những người sống theo chủ nghĩa xê dịch, thích đi đây đi đó, thích tự khám phá, tự tìm hiểu chứ khơng thích mua các tour được thiết kế sẵn của các công ty du lịch.

Khách du lịch ba - lô là một phần của thị trường rất đa dạng và phong phú. Pearce's (1990) định nghĩa về khách du lịch ba lo là những người đi du lịch với ngân sách được phân bổ có hạn cho chỗ ở và họ quan trọng việc gặp gỡ những du khách khác. Hành trình linh hoạt, dài ngày hơn các loại hình du lịch thơng thường. Theo Richards & Wilson, (2004), hầu hết các nghiên cứu về khách du lịch ba - lơ thì hơn 80% tổng số khách này có độ tuổi nhỏ hơn 30 [34, tr.14-39].

Theo Hamilton (1988) và Hyde & Lawson (2003), khách du lịch ba - lơ thường là du khách có hành trình riêng của họ, sử dụng phương tiện cá nhân để đi hoặc giao thông công cộng. Về mặt lưu trú thì rất đa dạng và linh động, có rất ít dịch vụ mà du khách xác định mua trước hoặc lên kế hoạch trước. Hamilton (1988) khách du lịch ba - lô du lịch tại một điểm lâu hơn nhưng và chi tiêu hàng ngày thấp hơn. Đối tượng khách này có xu hướng ghé thăm nhiều vùng khác nhau của một đất nước nằm ngồi tuyến du lịch chính của mình [23, tr.307].

Theo Richards (2005), đối tượng thanh niên và đối tượng học sinh đi du lịch, có độ tuổi từ 15 - 26, chiếm 150 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2004, đạt tỉ lệ 20% thị trường du lịch toàn cầu. Từ 2000 - 2004, thị trường này tăng trưởng bình quân 3-5% /năm. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng [35, tr.95-97]. Ngoài ra, theo nhận định của Richards (2005), khoảng một phần ba đối tượng khách trẻ trên toàn thế giới nhận thức được bản thân mình là những người du lịch ba - lơ. Độ dài trung bình của chuyến đi là 63.5 ngày/chuyến du lịch [35, tr.101].

Tóm lại, khách du lịch ba - lơ có thể được hiểu là một đối tượng khách nằm trong độ tuổi từ 18 - 35 du lịch có hành trình riêng được thiết kế bởi bản thân họ. Thời gian du lịch kéo dài, trung bình khoảng 60 ngày/chuyến đi và

chi phí du lịch cho một hành trình khơng cao. Khách ba - lô sử dụng những dịch vụ công cộng, chỗ ngủ linh hoạt, không quá chú trọng và khám phá nhiều điểm tại một đất nước.

2.3.3.2. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch ba - lô

Theo như nhận định của Ferda van Vaals (2013), đã tổng quan được sơ lược về các đặc tính căn bản của đối tượng khách ba - lơ như sau:

Bảng 2.1. Đặc điểm của khách du lịch ba - lô

- Độ tuổi từ 18 - 35

Sơ lược về khách - Đối tượng sinh viên đông (chiếm tỷ lệ 26-36%)

ba - lô - Đối tượng khách chủ yếu đến từ Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc, New Zealand

- Du lịch đến Đông Nam Á, Úc và Nam Mỹ - Trình độ học vấn tương đối cao

- Chuyến đi như một sự thay đổi so với cuộc sống bình thường

- Tư tưởng khi đi du lịch (không giống với du lịch đại trà)

- Mạo hiểm - Linh hoạt

- Độc lập (tự tổ chức)

- Tiếp xúc với người dân địa phương - Tìm kiếm nhiều điểm đến khác nhau

Động lực du lịch Văn hoá và bản thân:

- Khám phá các nền văn hoá khác nhau

- Trải nghiệm những điều thú vị và nâng cao kiến thức.

- Thay đổi cuộc sống hàng ngày.

Điểm đến - Khu vực: Đông Nam Á, Úc, New - Zealand và Nam Mỹ

- Các trung tâm du lịch thu hút nhiều khách ba - lô: Băng Cốc, Sydney, Việt Nam.

- Các quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, New Zealand, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp,

Vương quốc Anh, Canada và Mỹ.

Ngân sách cho hành trình

- Chi phí sinh hoạt thấp: £ 15/ mỗi đêm - Chỗ ở: ký túc xa, các khách sạn rẻ tiền - Các hãng hàng khơng chi phí thấp

Những đặc điểm khác - Thời gian đi dài (trung bình 60 ngày)

- Hoạt động du lịch tham quan động vật hoang dã và cảnh quan thiên nhiên, các trò chơi mạo hiểm, hoạt động thể thao và tham gia các buổi tiệc cùng nhau.

Thu thập thông tin - Thơng qua các kênh tìm kiếm về du lịch, sử dụng sách hướng dẫn - Lonely Planet, hoặc bạn bè đi trước.

Bảng 2.2. Đặc điểm tiêu dùng của thị trường khách ba - lô

Loại khách du lịch

Chi tiêu Du lịch Thời gian lưu trú

Thời gian lưu trú tại một điểm đến Đóng góp cho nền kinh tế cơ của các điểm đến Chuyến đi Một ngày

Khách Ba- lô (ba - lô)

US$ 2200 US$ 30,1 73 Dài nhất Nhiều

nhất Lữ khách (Traveller) US$ 1800 US$ 28,6 63 Khách du lịch (Tourist) US$ 1470 US$ 36,8 40 Ngắn nhất Ít nhất

[Nguồn: Richards and Wilson (2004]

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Tiến sĩ Mark Hampton (2009) (Đại học Kent, Vương quốc Anh), 70% đến 80% khách du lịch khách ba - lơ có độ tuổi 20 - 29, trong số đó, 20% là sinh viên và 40% là người có trình độ học vấn từ đại học trở lên. Khách ba - lô thường tiêu không quá 15 USD/ngày cho các nhu cầu ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ... Họ thường không tới những nơi mà khách du lịch thông thường ưa thích, hướng đến việc khám phá những vùng đất mới. Nhưng, thời gian lưu trú của khách du lịch "bụi" dài hơn từ 3 đến 5 lần so với khách du lịch bình thường. Tại Việt Nam, thời gian lưu trú trung bình của khách ba - lô là 37,1 đêm, cao hơn cả Thái Lan 33,5 đêm, tại Malaysia lưu trú 27,9. Như vậy, rõ ràng họ là nguồn khách tiềm năng mà các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn mơ hình vừa và nhỏ nên hướng tới. Theo nhóm nghiên cứu Greg Richards and Julie Wilson (Tổ chức Nghiên cứu du lịch quốc tế

ISTC), một khách “Tây ba - lô” tiêu khoảng 2.200 USD cho một chuyến đi, nhiều hơn so với khách du lịch thông thường (1.470 - 1.800 USD). Điều đáng lưu ý là người dân địa phương sẽ được hưởng phần lớn trong số tiền này vì họ thường sử dụng các dịch vụ bình dân. Họ cũng dùng các sản vật của địa phương chứ không tiêu thụ những sản phẩm cao cấp, xa xỉ nhập khẩu. Đặc điểm tiêu dùng đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà hàng, người dân địa phương có thể tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có tại địa phương để thỏa mãn nhu cầu của khách, không phải bỏ quá nhiều vốn mà lợi ích mang lại khơng nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản phẩm du lịch cho khách du lịch ba lô (backpacker) đến hạ long (thí điểm) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)