2.3. Thị trường khách du lịch
2.3.2. Thị trường khách du lịch quốc tế
Hội nghị quốc tế về Du lịch tại Hà Lan (1989) đã định nghĩa: “Khách du
lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham
quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này khơng được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình” [3, tr.7].
Theo Luật du lịch Việt Nam (2017), tại điều 34, chương V quy định: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế”.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Vậy có thể hiểu thị trường du lịch quốc tế là thị trường mà ở đó cung
thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác.
Đặc điểm khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế được xem là phân khúc quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh du lịch bởi vì họ có những đặc điểm quan trọng như sau:
- Thường là những đối tượng có thu nhập khá cao. - Thời gian đi du lịch thường dài hơn khách nội địa.
- Tham gia nhiều nơi và sử dụng nhiều dịch vụ vui chơi giải trí. - Chi tiêu nhiều hơn khách nội địa.
- Thường giữ chỗ trước khá lâu.
- Sử dụng phương tiện đi lại, chỗ ở đắt tiền.
- Mang lại nhiều ngoại tệ và đóng góp vào cán cân thanh toán của quốc gia đến [3, tr. 15].