4.1. Điều kiện, hiện trạng kinh doanh du lịch và sản phẩm du lịch cho khách du lịch b a lô tạ
4.1.1. Điều kiện và hiện trạng kinh doanh du lịch
4.1.1.1 Điều kiện kinh doanh du lịch * Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long ở trung tâm của tỉnh, có diện tích đất là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.
* Địa hình
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đơng bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện
tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5 đến 5m.Vùng hải đảo là tồn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài
khoảng 2km.
* Khí hậu
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng
đến 28,6oC. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,9oC, nóng nhất đến
38oC. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13,7oC rét nhất là
5oC.Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80-85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa
đơng là mùa khơ, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-
20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40mm. Độ ẩm khơng khí trung bình hằng năm là 84%. Cao
nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.
* Sơng ngịi và chế độ thủy triều
Các sơng chính chảy qua địa phận thành phố gồm có các sơng Diễn
Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng sơng Míp đổ vào hồ Yên Lập.Các con suối chảy dọc
sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước khơng nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng
nhanh.
* Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm
chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã
thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đơng bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung,
Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động
khoáng sản). Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu
dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được.
- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên
địa bàn thành phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08 ha/tổng diện tích
thành phố là 27.153,40 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó
rừng trồng 5.445,69 ha và rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừng ngập mặn 371,14ha).
- Tài nguyên đất: Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là
27.195,03 ha, bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9544,86 ha; Đất
phi nông nghiệp 16.254,92 ha, đất chưa sử dụng 1395,25 ha.
- Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần được cơng nhận là
Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553km2 bao gồm 1969 hịn
đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được
Thế giới cơng nhận có diện tích 434km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo
Cống Tây (phía đơng).
- Tài ngun nước: Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các khu vực hồ Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng, Hoành Bồ khoảng 107.200.000m3 (thời điểm đo trong
tháng 8/2010)), Hồ Khe Cá tại phường Hà Tu… đây là nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngồi ra là các hồ điều hịa tạo cảnh quan cho thành phố: Yết Kiêu, Ao Cá - Kênh Đồng …
* Điểm du lịch và đặc sản của thành phố:
- Du khách tham quan Vịnh Hạ Long hiện với 8 tuyến tham quan du
lịch theo quy định, trong đó có 6 điểm dịch vụ lưu trú, nghỉ đêm trên Vịnh: Bồ Nâu
Một số điểm dịch vụ hấp dẫn du khách được tổ chức như: tiệc rượu tại Hang Trống; tắm biển, leo núi ngắm cảnh ở Ti Tốp; du lịch sinh thái ở Soi Sim; du lịch văn hóa ở Cửa Vạn, hang Tiên Ơng, động Mê Cung; chèo kayak, chèo
mủng ở hang Luồn v.v...
Khu du lịch quốc tế Tuần Châu nằm trong khu du lịch Hạ Long được thiên nhiên ban tặng những cảnh đẹp tuyệt vời. Đảo Tuần Châu có bãi biển
trong xanh, bờ cát trắng kéo dài 6km. Tại đây du khách sẽ thưởng thức nhạc nước với ánh sáng Laser màu hoành tráng; show biểu diễn Sư Tử biển, cá Heo, cá Sấu... Một tour du lịch mới, lạ, hấp dẫn là tham quan cụm di tích núi Bài Thơ (leo núi) - chùa Long Tiên - đền Đức Ông, chợ Hạ Long, Cung Văn hoá Lao động Việt - Nhật. Tham quan Bảo tàng - Thư viện tỉnh và thành phố bằng xe điện với giá 100-300.000 đồng/xe/7 người.
Vincom Center Hạ Long là một thiên đường mới không thể bỏ qua. Đây là Trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, đến đây du khách
có thể thỏa thích mua sắm cùng nhiều nhãn hiệu thời trang lớn, quy tụ hàng chục nhà hàng nổi tiếng với đầy đủ hương vị từ đồ truyền thống của Việt
Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan cho tới Châu Âu, Châu Úc. Trung tâm thương mại Bãi Cháy, chợ đêm tại Trung tâm thương mại Marine Plaza
(phường Hùng Thắng).
Các món ăn ở Hạ Long chủ yếu được chế biến từ hải sản nhưng theo những phương pháp truyền thống của dân miền biển và bằng những lồi hải sản.
Ngồi ra cịn rất nhiều đặc sản khác mà du khách không thể bỏ qua khi
đến Hạ Long như: chả mực (ăn với xôi, bánh cuốn), canh hà, cà sáy (cà sáy là
bạch tuộc nhưng chỉ nhỏ bằng ngón chân cái đứa trẻ), tu hài, tôm hùm, bề bề, sá sùng, cù kỳ (cù kỳ là một loại cua biển có hai càng rất to, chân có nhiều lơng, thịt chắc và rất thơm), ghẹ, hàu, mực...
4.1.1.2 Kinh doanh du lịch
Với tiềm năng sẵn có, những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo và tạo
điều kiện của Tỉnh, của các cấp chính quyền, du lịch Hạ Long ngày càng phát
triển. Tổng khách du lịch đến Hạ Long giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân gần 5.9% năm, trong đó khách quốc tế tăng 5.95% năm; tổng doanh thu tăng bình quân 18.3% năm [18]. Du lịch Hạ Long đã chuyển đổi căn bản cả về
lượng và chất, bước đầu phát huy được tiềm năng thế mạnh. Công tác quản
lý nhà nước được quan tâm, phối hợp đồng bộ của các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Nhận thức được các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư đã có chuyển biến quan trọng
trong tư duy, nhận thức được vai trị, vị trí của du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội. Hoạt động phát triển du lịch đã có sự gắn kết cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, tạo sức hấp dẫn thu hút các nguồn đầu tư. Cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ du lịch được nâng cấp, bổ sung với tốc độ nhanh. Du lịch Hạ Long ngày càng được khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm lực lớn, có sức cạnh tranh và có triển vọng phát triển mạnh, tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi diện mạo, cảnh quan toàn Thành phố, tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Du lịch đã góp phần đảm bảo an ninh xã hội, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hội nhập quốc tế.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được tăng cường và không
ngừng đổi mới, đặc biệt là việc xây dựng chiến lược, định hướng, ban hành
doanh nghiệp và các cấp, các ngành, địa phương về du lịch đã có những thay
đổi, chuyển biến và tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động du lịch.
Công tác quảng bá xúc tiến, truyền thơng trong lĩnh vực du lịch đã có
những chuyển biến tích cực, đa dạng về mặt hình thức và quy mô, đảm bảo
cho du khách và doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất về du lịch Quảng Ninh. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả cũng như hoạt động tuyên truyền quảng bá được đổi mới theo
hướng chun nghiệp hố, thơng tin về du lịch Quảng Ninh đến với du khách bằng nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn; phối hợp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc tăng cường quản lý hoạt động lữ hành qua biên giới.
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng đã được quan tâm và đầu tư bằng
nhiều nguồn lực trong và ngồi ngân sách thơng qua việc thu hút một loạt các dự án đầu tư mới của nhiều nhà đầu tư chiến lược.
Nhờ sự quan tâm phát triển du lịch, trong thời gian qua, Hạ Long ln là điểm đến có sức hút mạnh mẽ với du khách trong và ngoài nước. Phát huy kết quả đạt được, thành phố Hạ Long tiếp tục chú trọng chiến lược khai thác phát triển du lịch, hướng đến là thành phố du lịch văn minh và hội nhập quốc tế, tạo đà cho sự phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
Bảng 4.1 Doanh thu từ khách du lịch của thành phố Hạ Long
Danh mục ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng thu từ khách du lịch Tỷ đồng 2,236 2,408 2,425 2,440 4,681 7,778 [Nguồn: Phòng du lịch, thành phố Hạ Long]