Thị trường khách du lịch nội địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản phẩm du lịch cho khách du lịch ba lô (backpacker) đến hạ long (thí điểm) (Trang 35 - 36)

2.3. Thị trường khách du lịch

2.3.1. Thị trường khách du lịch nội địa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về khách du lịch. Theo một số nhà nghiên cứu, định nghĩa đầu tiên về khách du lịch xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII tại Pháp: “Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn” [3, tr.7].

Vào đầu thế kỉ XX, nhà kinh tế học người Áo Josef Stander định nghĩa: “Khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngồi nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà khơng theo đuổi các mục đích kinh tế” [3, tr.7].

Ở nước ta, Luật Du lịch Việt Nam (2017), tại điều 4, chương I thì “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) định nghĩa về khách nội địa như sau: “Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.

Ngoài ra, thị trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh doanh sản phẩm hàng hóa du lịch, nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và người kinh doanh phát sinh trong quá trình trao đổi.

Vậy có thể hiểu thị trường khách du lịch nội địa là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Trên thị trường nội địa, mối quan hệ nảy sinh do việc thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch là mối quan hệ kinh tế trong một quốc gia. Vận động tiền – hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản phẩm du lịch cho khách du lịch ba lô (backpacker) đến hạ long (thí điểm) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)