Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên nó chủ yếu dựa trên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia, vì vậy chỉ nên sử dụng khi các phương pháp khơng có điều kiện thực hiện, khơng thể thực hiện được hoặc có thể sử dụng phối hợp với các phương pháp khác.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để có thêm cơ sở trong việc đánh giá, kiểm sốt các vấn đề liên quan đến sản phẩm du lịch phục vụ cho khách ba - lô khi đến Hạ Long.
Để sử dụng có hiệu quả phương pháp chuyên gia, tác giả cũng cân nhắc và lựa chọ các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp lữ hành đáp ứng hai điều kiện như sau:
- Chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu, trung thực, khách quan trong nhận định, đánh giá.
+ Lựa chọn những vấn đề cần tham vấn với những mục đích cụ thể để sử dụng chuyên gia phù hợp:
Nếu sử dụng chuyên gia để nhận định một sự kiện khoa học hay một giải pháp thơng tin thì có thể thơng qua các hình thức hội thảo, tranh luận. Tất cả các tư liệu đều được xử lý theo một chuẩn, một hệ thống để tìm ra được các ý kiến gầ nnhau hoặc trùng nhau của đa số chuyên gia. Những ý kiến đó sẽ là những kết luận chung về sự kiện cần tìm.
Đối với phỏng vấn sâu cho công ty lữ hành, tác giả tiến hành điều tra 5 doanh nghiệp lữ hành, có kinh nghiệm phục vụ khách du lịch ba - lơ ít nhất 3 năm và có quy mơ tương đối. Các nhận định này sẽ làm cơ sở để đưa vào phần thực trạng và tìm kiếm các hương giải pháp cũng như kiến nghị:
Nội dung của bảng phỏng vấn sâu cho công ty lữ hành bao gồm 3 nội dung:
Về thị trường khách ba - lô với hai câu hỏi là: câu 1. Nhận định sơ lược của Ông (Bà) về thị trường khách ba - lô đến Việt Nam? Vai trò của thị trường khách ba - lô đối với du lịch Việt Nam? Và câu 2. Ông (Bà) đánh giá về tiềm năng cũng như mức độ đóng góp của thị trường khách du lịch ba - lơ đến du lịch Hạ Long nói chung và Việt Nam nói riêng?
Về sản phẩm du lịch phục vụ cho khách du lịch ba - lô với ba câu hỏi là: câu 1. Theo Ông (Bà), hiện nay thành phố Hạ Long có những sản phẩm du lịch nào dành riêng cho thị trường khách ba - lô hay không? Câu 2. Đánh giá của Ông (bà) về các điều kiện để khai thác các sản phẩm du lịch cho thị trường khách ba - lô đến Hạ Long? (Về tài nguyên du lịch, dịch vụ vận chuyển, lưu trú, tham quan giải trí, ăn uống...). Câu 3. Ơng (bà) vui lịng cho biết những đề xuất, kiến nghị để khai thác các sản phẩm du lịch tại Hạ Long cho thị trường khách du lịch ba - lô đạt được hiệu quả cao?
Và phần thứ ba trong bảng hỏi là thông tin cá nhân của các chuyên gia được hỏi [Phụ lục 2].
Đối với phương pháp phỏng vấn sâucho cơ quan quản lý nhà nước, tác giả cũng tiến hành điều tra 7 chun gia đang cơng tác tại Phịng Du lịch, thành phố Hạ Long, Ban quản lý Vịnh Hạ Long hay Sở du lịch Quảng Ninh. Nội dung bảng hỏi bao gồm các câu hỏi liên quan chủ yếu trong công tác quản lý, xúc tiến và chính sách hỗ trợ. Ví dụ như: Thị trường khách quốc tế đến với thành
phố Hạ Long ngày một tăng, trong đó phải kể đến sự góp mặt của thị trường khách ba - lơ. Ơng (Bà) đánh giá về mức độ đóng góp của thị trường này đến du lịch Hạ Long như thê nào? Hay từ góc độ quản lý nhà nước, Ơng (Bà) vui lịng cho biết khách du lịch ba - lơ có những ưu/nhược điểm gì? Hay từ góc độ quản lý nhà nước về du lịch, Ơng (Bà) có những chính sách nhằm hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp trong việc khai thác thị trường khách du lịch ba - lô? [Phụ lục 2].