Từ các cơ sở lý thuyết trong chương 1 với quan sát thực tiễn, tác giả đã tóm tắt được toàn bộ cơ sở lý thuyết về thị trường khách du lịch ba - lô, quy luật cung cầu và các địi hỏi của thị trường khách ba - lơ đối với du lịch Việt Nam nói chung và Hạ Long nói riêng.
Tác giả đã tổ chức một buổi thảo luận với sự tham gia của các đối tượng như: Doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số hướng dẫn viên hay đi tour cho thị trường khách ba - lô và một số chủ doanh nghiệp khách sạn, nhà nghỉ mà khách du lịch ba - lô lựa chọn để lưu trú. Tại buổi thảo luận nhóm này, tác giả sẽ chủ trì và đưa ra các câu hỏi cũng như khai thác thông tin từ các thành phần tham dự.
Một số câu hỏi được đưa ra trong buổi thảo luận nhóm như:
- Anh (chị) hiểu như thế nào là khách du lịch ba - lô, thị trường khách du lịch ba - lô?
- Các đặc điểm của khách du lịch ba - lô mà Anh (Chị) biết? - Anh chị thường gặp khách ba - lô đến từ nước nào?
- Anh chị có giới thiệu hay quảng bá gì về Hạ Long cho đối tượng khách ba - lơ trước khi có ý định tham quan Hạ Long?
- Anh chị có ý kiến gì để phục vụ đối tượng khách ba - lơ?
- Mục đích của khách ba - lơ khi đi du lịch tại Việt Nam và Hạ Long? - Đối tượng đi cùng với khách ba - lô mà anh chị hay gặp?
Thông qua kết quả bước thảo luận này, tác giả tiến hành tạp nên bảng hỏi với 3 nội dung chính: phần 1.sơ lược về hành trình của khách ba - lơ, phần 2. Đánh giá về sản phẩm du lịch tại Hạ Long phục vụ cho khách ba - lô, phần 3. Thông tin cá nhân. Sau khi hoàn thành bảng hỏi, sẽ tiến hành điều tra thử với 20 khách ba - lô bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra độ khó,
đơn nghĩa, mức độ cảm nhận và thấu hiểu của bảng hỏi. Sau đó tiến hành điều chỉnh dựa trên các vấn đề đã gặp khi phỏng vấn trực tiếp. Sau khi chỉnh sửa và tạo thành bảng hỏi cuối cùng và sẽ được sử dụng cho nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng). Bảng hỏi được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các khách ba - lô với phương pháp lấy mẫu thuận tiện.