Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh nghệ an (Trang 29 - 31)

Nếu như trước đây, Thanh Hóa được gắn với một vài định kiến khơng hay thì nay mảnh đất này đã hoàn toàn thay đổi trong mắt người dân cả nước. Nơi đây đã và đang trở thành một môi trường đầu tư giàu tiềm năng.

Để có được diện mạo mới như hiện nay, lãnh đạo và người dân Thanh Hóa đã khơng ngừng nỗ lực thay đổi, khắc phục hạn chế, và phát huy tiềm

năng. Thành quả của những cố gắng này chính là sự thay da, đổi thịt của nền kinh tế, và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiên và nâng cao. Năm 2015, tỉnh Thanh Hóa đã hồn thành 16/16 chỉ tiêu phát triền kinh tế xã hội, thu hút đầu tư đạt 112 nghìn tỷ VND, thu ngân sách 11 nghìn tỷ VND, vượt 50% so với dự tốn. Và để thu hút thêm đầu tư mới vào Thanh Hóa, lãnh đạo tỉnh đã chủ động tổ chức cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư khác, không ngừng giao lưu nhằm tạo mối quan hệ thân thiết, cũng như tạo cơ hội cho chính tỉnh nhà. Đồng thời, cuộc gặp gỡ cũng góp phần xóa bỏ rào cản vơ hình giữa nhà đầu tư và tỉnh Thanh Hóa.

Cụ thể hơn đối với cơng tác thu hút đầu tư nước ngồi vào ngành CN chế biến nơng sản, tỉnh Thanh Hóa đã khơng ngừng khai thác những thế mạnh cũng như đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu và định hướng đã đề ra:

Cải cách thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính rắc rối phiền hà được xem là một trong những nguyên nhân làm giảm tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư Việt Nam nói chung, do đó việc cải cách thủ tục hành chính một cách thích hợp thực sự cần thiết, nó giúp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính được nhanh gọn lẹ, bớt rườm rà sẽ làm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi.

Đào tạo bồi dưỡng nhân lực: tỉnh Thanh Hóa cũng là một trong những tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ chiếm khá cao, ngồi ra chi phí lao động cũng không cao như một số tỉnh khác, điều này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh với các tỉnh, thành khác. Ngồi ra tỉnh cịn có một số chính sách nhằm thu hút các sinh viên giỏi, những cán bộ có tay nghề cao ở các vùng khác về địa phương công tác.

Phát triển cơ sở hạ tầng: đối với nhà đầu tư, cơ sở hạ tầng thuận lợi sẽ giảm được chi phí đầu vào cho sản xuất và dễ dàng tiêu thụ trên thị trường vì thế tỉnh đã tranh thủ tối đa các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng.

Có thể thấy, Thanh Hóa đã hoạch định chiến lược quy hoạch đồng bộ và bài bản, từng bước hoàn thành mục tiêu đề ra, hướng đến trở thành địa phương nằm trong tốp đầu cả nước về mọi mặt.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh nghệ an (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)