Trong giai đoạn 1995 đến năm 2015, Nghệ An đã tiếp nhận khơng ít các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nhiều lĩnh vực. Với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 1721.66 triệu USD trên tổng 54 dự án.
Bảng 2.3: Số dự án, vốn đầu tư đăng ký của các dự án còn hiệu lực vào các lĩnh vực tại tỉnh Nghệ An.
Đơn vị: triệu USD
Lĩnh vực đầu tư Vốn đầu tư đăng ký(triệu USD) Số dự án Khai thác và chế biến khoáng sản 1133,865 5 CN chế tạo 8,5 3
Giáo dục đào tạo 0,19 1
Dệt may 55 7
Thương mại, dịch vụ 42,78 7 Sản xuất công nghiệp 49,515 6
Điện tử 33 2 Cơ sở hạ tầng và các KCN 117,05 2 Thủy sản 1,5 1 CN chế biến nông sản 280,26 20 TỔNG 1721,66 54
( Nguồn: Báo cáo các dự án FDI tồn tỉnh Nghệ An, phịng Kinh tế đối ngoại, sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An.)
Theo số liệu trên cho thấy, trong tổng vốn đầu tư đăng ký là 1721,66 triệu USD thì có đến 1133,865 triệu USD là vốn đăng ký của các dự án đầu tư lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, chiếm 65,85% tổng vốn đầu tư đăng ký. Điều này cho thấy, tỉnh Nghệ An rất quan tâm đến ngành khai thác và chế biến khống sản, có những năm, tỉnh tập trung thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào mỗi ngành khai thác và chế biến khoáng sản với số lượng vốn đầu tư là rất lớn bởi nhận thấy tiềm lực cũng như lợi thế của tỉnh có được nhất là về trữ lượng khoáng sản.
Tuy nhiên, để hiệu quả kinh tế của tỉnh được nâng cao và cân bằng hơn,, những năm gần đây, tỉnh bắt đầu quan tâm hơn nữa tới các lĩnh vực khác như: thương mại dịch vụ, cơ sở hạ tầng và các KCN,... đặc biệt là ngành CN chế biến nông sản.
Hiện nay, bên cạnh ngành khai thác và chế biến khoáng sản, tỉnh đang đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành CN chế biến nông sản, phát huy tiềm năng cũng như tận dụng lợi thế của ngành. Tính đến năm 2015, các dự án cịn có hiệu lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì ngành CN chế biến nơng sản có số vốn đăng ký chiếm 16,28% trong tổng vốn đăng ký của tất cả các ngành, chỉ đứng sau lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản là 65,85%. Trong khi ngành khai thác và chế biến khống sản hiện nay chỉ có 5 dự án còn hiệu lực, các ngành khác như dệt may, thương mại dịch vụ có 7 dự án, hay ngành có tổng vốn đầu tư cũng khá lớn như về cơ sở hạ tầng và các KCN cũng chỉ có 2 dự án, thì ngành CN chế biến nơng sản có tới 20 dự án cịn hiệu lực và dòng vốn vẫn tăng thêm theo năm.