Những thành tựu trong hoạt động thu hút FDI vào ngành CN chế biến nông sản mang lại.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh nghệ an (Trang 56 - 58)

biến nông sản mang lại.

Trong giai đoạn năm 2000-2012 , nền kinh tế thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng trực tiếp vào nguồn vốn FDI vào ngành CN chế biến. Tuy nhiên, tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào ngành CN chế biến nơng sản của tỉnh Nghệ An nói riêng vẫn khá ổn định. Đến năm 2013, khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Nghệ An để tìm hiểu mơi trường đầu tư lớn nhất cả nước, ngành CN chế biến nông sản bắt đầu nhận được nhiều hơn cơ hội để phát huy hơn nữa tiềm năng sẵn có.

Những năm gần đây, do các dự án đầu tư nhà máy sau khi đi vào hoạt động thì nhanh chóng ổn định sản xuất nên sản phẩm ngày một tăng cao. Chỉ riêng sản phẩm sữa tươi năm 2014 đạt 110 triệu lít tăng 3,58 lần so với năm2013, sản phẩm kem, sữa chua năm 2014 đạt gần 110 tấn tăng 42,67% so với năm 2013, sản phẩm bia năm 2015 đạt 243,45 triệu lít tăng 12,33 lần so với năm 2013...

Đặc biệt từ năm 2010, Nghệ An đã phát triển chăn ni bị sữa theo công nghệ hiện đại với quy mô lớn tại huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa và bắt đầu xây dựng nhà máy chế biến sữa hiện đại nhất Đơng Nam Á. Thêm vào đó, tháng 5/2010 dự án sản xuất bia với sản lượng 50 triệu lít/ năm của Habeco đi vào hoạt động tại KCN Nam Cấm; dự án bia Sài Gịn - Sơng Lam cơng suất 100 triệu lít để có tổng cơng suất bia 200 triệu lít… Cùng với đó là cơng nghiệp chế biến mía được phát triển gắn liền với công tác tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía, bảo đảm sản lượng đường sản xuất ổn

định 16 vạn tấn/năm… là những điểm sáng trong công nghiệp chế biến của ngành Công Thương Nghệ An.

Một thành công nữa mà hoạt động thu hút đầu tư FDI vào ngành CN mang lại đó chính là mật độ lao động thất nghiệp của tỉnh giảm, riêng ngành CN chế biến, số lượng lao động tham gia là khoảng 36 nghìn, góp phần giảm áp lực xã hội, thay đổi cơ cấu lao động nông thôn, giảm tỷ lệ nghèo, thúc đẩy nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cũng như kinh tế chung toản tỉnh Nghệ An.

Trước những điểm sáng mà ngành đang sỡ hữu, tỉnh Nghệ An cũng đặt ra đề án cho khoảng thời gian tới, đó là giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của tỉnh đạt 24.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,2% - 12,5%/năm; Kim ngạch xuất khẩu đạt 500 triệu USD, tăng trưởng bình quân đạt 17,02%/năm; Tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho khoảng 40 nghìn lao động trên địa bàn tỉnh. Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa tồn diện theo hướng bền vững, tạo thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào nền kinh tế thế giới. Gắn sản xuất chế biến với vùng nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển, nâng cao giá trị sản phẩm đầu vào cho người trồng nguyên liệu; tạo sự gắn kết bền vững lâu dài giữa người trồng nguyên liệu và cơ sở chế biến.

Tuy nhiên, ngồi những thành tựu mà tỉnh có cũng phải kể đến những điểm tối của ngành, nhất là vào thời gian gần đây, khoảng thời gian 5 tháng đầu năm 2015 tổng kim ngạch sản phẩm từ CN chế biến nông sản của tỉnh đạt 53 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2014 ( trên 56 triệu USD) . Và thực tế trên địa bàn tỉnh cho thấy, phần lớn các cơ sở chế biến nơng sản cịn ở

dạng “thơ”, mang tính thủ cơng. Các sản phẩm chế biến đa số có giá trị kinh tế thấp, chưa tạo được thương hiệu riêng, dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa này trên thị trường chưa cao. Theo báo cáo của ngành chức năng, trong tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp của tỉnh năm 2010 thì lĩnh vực cơng nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản chiếm 55,5%, năm 2015 đã tăng lên 62,5%.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh nghệ an (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)