Những tồn tại hạn chế trong hoạt động thu hút FDI vào ngành CN chế biến nông sản tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh nghệ an (Trang 58 - 61)

chế biến nông sản tỉnh Nghệ An.

Một là, các dự án đầu tư vào lĩnh vực CN chế biến hầu hết rất ít dự án có

qui mơ lớn, đem lại bước nhảy vọt để chuyển dịch cơ cấu. Phần lớn các dự án nhận được có qui mơ nhỏ, chỉ có một số dự án liên quan đến lâm nghiệp thì có vốn đăng ký cao, tuy nhiên lại có thời gian dự án lại kéo dài, hiệu quả chưa thực tốt.

Hai là, số các dự án đăng ký nhiều, tuy có triển khai, song tỷ lệ vốn thực

hiện so với vốn đăng ký thấp hơn nhiều, và còn tồn tại số lượng các dự án bị kéo dài thời gian, chậm trễ, thậm chí có dự án có nguy cơ giải thể.

Ba là, hiệu quả kinh tế của các dự án chưa tương xứng với sự quan tâm ,

chỉ đạo, và những ưu đãi của chính quyền địa phương.

Bốn là, hoạt động xúc tiến đầu tư cịn thiếu và yếu, cơng tác chuẩn bị

xây dựng tài liệu, dữ liệu xúc tiến đầu tư khơng kịp thời, chất lượng thấp, hình thức nghèo nàn, chưa tương xứng với yêu cầu của các nhà đầu tư. Cơ chế ‘ Một cửa liên thơng’ về xử lí hồ sơ của các dự án đầu tư ngoài Khu KT Đơng Nam và các Khu CN tập trung cịn phải qua nhiều cơ quan, nhiều bước gây lãng phí thời gian, cơng sức cũng như chi phí cho các nhà đầu tư.

Năm là, các cơ quan quản lý của Tỉnh chưa phục vụ tốt các hoạt động của doanh nghiệp, theo phản ánh của các doanh nghiệp tại các cuộc gặp mặt thì:

+ Chi phí khơng chính thức cịn cao, các doanh nghiệp phải chờ đợi lâu, đi lại nhiều lần, các hướng dẫn về thủ tục thành lập doanh nghiệp, xây dựng, đất đai, nộp thuế cịn nhiều bất cập, khơng nhất qn gây khó khăn cho q trình làm thủ tục.

+ Những vướng mắc về vấn đề giải phóng mặt bằng, thực hiện ưu đãi đầu tư,... cho các dự án đã được cấp phép chưa được giải quyết kịp thời, thấu đáo, dứt điểm khiến các dự án này triển khai chậm dẫn đến tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký thấp.

+ Các cơ quan chức năng còn thiếu sự kết hợp với nhau trong tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành, các địa phương có tiềm năng khác để thu hút các tập đồn đầu tư , các cơng ty lớn trên thế giới. Do đó hiệu quả cơng tác xúc tiến, vận động đầu tư cịn thấp, khó thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng.

Sáu là, ngành CN chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh hiện vẫn thiếu lực

lượng lao động chuyên ngành đã qua đào tạo, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học trình độ cao... Bên cạnh đó, chất lượng một số sản phẩm chế biến chưa cao, mặt hàng đơn điệu, giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm hàng hố thấp. Do đó, giá xuất khẩu hàng hố của ta thường bị thấp hơn giá thị trường thế giới. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chế biến vẫn chưa xây dựng được thương hiệu hàng hố cho các sản phẩm nơng, lâm, thuỷ sản xuất khẩu của mình dẫn tới thị trường xuất khẩu khơng ổn định, thường bị ép giá…

Bảy là, hiện nay, ngành CN chế biến nông sản là một trong số những

ngành gây ra nhiều ô nhiễm nước thải và ơ nhiễm khơng khí lớn. Dù rằng từ năm 2005, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã di dời đến địa điểm mới, chủ

yếu là trong các KCN. Cùng với việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến, nhiều đơn vị áp dụng công nghệ “sản xuất sạch hơn” để giảm thiểu ô nhiễm, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đồng bộ nhưng vẫn chưa hoàn toàn triệt để. Hiện nay, phần nhiều các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này đều là những doanh nghiệp quy mơ nhỏ hoặc vừa nên khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để đầu tư hệ thống xử lý nước thải và khí thải, đào tạo nhân lực về quản lý môi trường, công nghệ.

Tám là, nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành

CN chế biến nông sản không ổn định mà nguyên nhân chính là do sự phát triển của các cơ sở này không gắn liền với xây dựng, quy hoạch nguồn cung ổn định. Chỉ nhìn vào ngành CN chế biến lâm sản hiện nay có thể thấy được những hạn chế của ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Mặc dù có một nguồn tài nguyên rừng phong phú, số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ tăng mạnh qua các năm, nhưng ngành CN chế biến gỗ của tỉnh cũng còn khá nhiều tồn tại. Đơn cử như các cơ sở băm dăm gỗ chiếm tỉ trọng áp đảo các ngành nghề khác nhưng lại quá ít các cơ sở sử dụng nguyên liệu dăm gỗ để sản xuất ván sợi, giấy, ván dăm… Hầu như toàn bộ dăm gỗ sản xuất ra đều để xuất khẩu thơ. Điều này gây lãng phí tài nguyên, giảm giá trị nguyên liệu gỗ, thu nhập của người trồng rừng thấp, tính bền vững của rừng trồng giảm. Phân bố các doanh nghiệp chưa gắn với vùng nguyên liệu nên chi phí vận chuyển nguyên liệu và hiệu quả sử dụng gỗ bị hạn chế. Ngoài ra, trong tổng thể cơ cấu ngành nghề trong chế biến gỗ chưa thể hiện sự gắn kết hữu cơ giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chế biến liên tục gỗ rừng trồng. Sản phẩm của doanh nghiệp này chưa là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp kia. Do đó, các sản phẩm đồ mộc, gỗ xẻ, ván gỗ nhân tạo chưa có thương hiệu, chưa đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng để chiếm lĩnh các

thị trường trong nước, mà chủ yếu tiêu thụ ngay nội tại các địa phương trong tỉnh. Sản phẩm xuất khẩu nổi bật là dăm gỗ nhưng trong tỉnh chỉ có các cơ sở sản xuất vệ tinh, khơng có doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu.

Thiết nghĩ để đạt được mục tiêu đến năm 2016, CN chế biến nông sản phát triển mạnh tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chiếm tỷ trọng 15,12% giá trị sản xuất CN của tỉnh, thì cần có những giải pháp cụ thể, thiết thực hơn. Các cấp, ngành cần đồng hành, chia sẻ và hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp chế biến khi thực hiện đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang chế biến các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu...

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh nghệ an (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)