Giải pháp công nghệ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 74)

- Nâng cao chất lượng tín dụng ( W1,W5 + T3,T4 )

3.3.3.2.Giải pháp công nghệ:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng đã trở thành một xu thế tât yếu và khách quan. Đối với Vib Bank thì cùng với việc phát triển về vốn, hệ thống mạng lưới và nhân lực là việc đầu tư cho công nghệ, việc lựa chọn đúng về đầu tư công nghệ trong quá trình hiện đại hóa ngân hàng là vấn đề hết sức quan trọng vì chi phí đầu tư rất lớn cho các giải pháp phần mềm, phần cứng, đường truyền và các dịch vụ đi kèm.

Vib bank nói chung và Vib bank Đồng Nai nói riêng đã triển khai thành công dự án Core – Banking ( hệ thông ngân hàng đa năng SYMBOL) và đưa vào sử dụng trên toàn hệ thống Vib bank nhưng so với các ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng trong nước thì công nghệ ngân hàng của Vib bank vẫn còn là một khoảng cách khá lớn. Trong khi Vib bank ứng dụng CNTT để hiện đại hóa các hoạt động ngân

hàng thì các ngân hàng nước ngoài ứng dụng CNTT để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng qua đó giảm chi phí và nâng cao hiệu quả công việc. Vì vậy trước yêu cầu hội nhập thì vẫn còn nhiều áp lực cho việc ứng dụng CNTT trong công cuộc hiện đại hóa và tăng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động ngân hàng. Trong thời gian tới Vib bank cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau để cải thiện năng lực về CNTT giúp Vib bank khẳng định vị trí, vai trò của mình là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Phòng/Ban chuyên trách nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại của Vib bank phải phát huy được hiệu quả hoạt động. Phòng ban này có trách nhiệm nghiên cứu các công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới, nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ của ngân hàng để có thể đổi mới công nghệ hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao vai trò quản trị mạng, quản trị hệ thống và bảo mật vì một khi các sản phẩm mang tính công nghệ cao như Home – Banking, thẻ tín dụng, thẻ… được ra đời thì tội phạm về công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều, chúng có thể gây tổn hại cho bất kỳ hệ thống ngân hàng, khách hàng nào. Do không có hệ thống nào là an toàn tuyệt đối nên vấn đề bảo mật phải được xem xét trong mối quan hệ hữu cơ với công tác quản lý rủi ro của cả ngân hàng, bảo mật không chỉ là đảm bảo hệ thống vận hành an toàn thông suốt mà còn phải giúp rà soát, quản trị hiệu quả mọi rủi ro trong các hoạt động, dịch vụ ngân hàng. Chuẩn hóa hạ tầng, phân vùng/kiểm soát truy cập mạng, kiểm soát các cửa ngõ, các phân vùng quan trọng và thường xuyên giám sát, phản ứng kịp thời của các cán bộ kỹ thuật.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực CNTT: Đây cần được coi là một công việc có tính ưu tiên cao do tính ảnh hưởng của trình độ khai thác và quản lý CNTT đối với năng lực cạnh tranh của Vib bank. Đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực CNTT qua công tác đào tạo thường xuyên, đào tạo lại và tuyển dụng mới. Đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực tại các chi nhánh có trình độ về nghiệp vụ, kỹ thuật đủ sức tiếp cận được với công nghệ mới.

Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các hệ thống thanh toán: theo hướng tự động hóa, đặc biệt ưu tiên cho các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng, kế toán, quản lý rủi ro, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internet Banking, Mobile Banking… và các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng giao dịch tự động nhưng đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả như hệ thống thẻ ATM, thẻ tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 74)