Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 53)

III Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh

2.2.2.3.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

d. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

2.2.2.3.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM trong điều kiện hội nhập hiện nay. NHNN đã ban hành lộ trình tăng vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011 và cũng như vốn điều lệ ban đầu để thành lập một NHTM vào năm 2012 là 5.000 tỷ đồng, và 10.000 tỷ vào năm 2015, đây cũng là điều kiện để cho các ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, thị trường vốn hoạt động rất khó khăn, và con đường chủ yếu để thực hiện việc tăng vốn của các NHTM là bán cổ phần cho đối tác nước ngoài. Việc bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài là một giải pháp rất hữu hiệu đối với các ngân hàng chưa tăng đủ vốn theo quy định. Bên cạnh đó, các ngân hàng khi đã tăng đủ vốn theo quy định, cũng thực hiện việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài với mục đích là: nâng cao năng lực tài chính hiện tại, mở rộng thị trường, và được sự giúp sức về hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn cũng như kỹ năng về quản lý điều hành không thua các ngân hàng lớn khác.

Những làn sóng đầu tư từ bên ngoài vào ngân hàng nội vẫn được tiếp tục mạnh mẽ, các ngân hàng nước ngoài ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của ngân hàng Việt Nam thông qua việc nắm giữ cổ phần ngày càng nhiều. Cùng với việc cổ phần hóa các NHTM quốc doanh đã tạo ra những đối thủ cạnh tranh rất mạnh mẽ trong tương lai, lúc này thì bản đồ cạnh tranh giữa các NHTM cổ phần sẽ có rất nhiều thay đổi.

Thực hiện cam kết WTO đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng. Theo đó các TCTD nước ngoài được hiện diện tại Việt Nam dưới các hình thức khác nhau như: 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp danh, văn phòng đại diện, ... , mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp hoạt động, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, sân chơi được bình đẳng cho tất cả các ngân hàng. Việc tham gia thị trường của các ngân hàng ngoại sẽ làm thay đổi bức tranh thị phần hoạt động ngân hàng tại Việt Nam nói chung và tại Đồng Nai nói riêng.

Tại Đồng Nai đã hiện diện gần như đầy đủ các chi nhánh của các NHTMCP trong nước, nhưng các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài và liên doanh còn rất hạn chế. Tuy nhiên, đây là một thị trường được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng cho các chi nhánh ngân hàng mang nguồn gốc ngoại này. Vì vậy, nhóm các đối thủ trong tương lai của các NHTMCP nói chung và của Vib bank Đồng Nai nói riêng được đánh giá rất cao và đặc biệt quan tâm là các ngân hàng nước ngoài và các NHTM quốc doanh đang tiến hành cổ phần hóa (Điển hình như BIDV, Vietinbank, MHB). Do đó, mục tiêu đặt ra cho Vib bank Đồng Nai là không dừng lại ở việc vượt lên các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong địa bàn, mà còn chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết đối đầu cơ hội và hạn chế thách thức do quá trình hội nhập kinh tế đem lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 53)