Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 42)

III Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh

2.2.1.2.Môi trường kinh tế

d. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

2.2.1.2.Môi trường kinh tế

Trong giai đoạn hiện nay giai đoạn mà nền kinh tế chính trị của thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, chiến tranh và xung đột, khủng bố xảy ra khắp nơi xảy ra như ở Nga, Thái Lan, Lybia, Irael, Triều Tiên, Hàn Quốc…đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của thế giới chứ không riêng một quốc gia nào. Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã gây ra nhất nhiều thiệt hại cho nền kinh tế thế giới cho đến nay vẫn chưa có những dấu hiệu phục hồi thực sự vững chắc. Chính điều này đã làm giảm đáng kể số lượng nhà đầu tư nước ngoài đến tham gia hoạt động ở Tỉnh Đồng Nai.

Trong năm 2011, tình hình biến động phức tạp của giá vàng, giá vàng có nhiều đợt tăng cao, lạm phát có xu hướng tăng cao, nhằm để chống lạm phát và giữ

ổn định thị trường tài chính tiền tệ Chính Phủ đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất, đưa ra các quy định về việc kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ.

Mặc dù vậy, nền kinh tế Tỉnh Đồng Nai cũng có những bước phát triển đột phá, tính đến cuối năm 2010 toàn Tỉnh đã có 30 khu công nghiệp với diện tích 9.573 ha. Ngoài các khu công nghiệp tập trung trên, còn có Khu liên hợp công nông nghiệp Donataba và Khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học.Về quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề: dự kiến đến cuối năm 2011 toàn tỉnh có 43 cụm công nghiệp và 2 làng nghề được quy hoạch với tổng diện tích là 2.079 ha. Có 2 cụm công nghiệp đầu tư hoàn thiện hạ tầng theo quy hoạch, có 6 cụm đang đầu tư hạ tầng, các cụm công nghiệp còn lại đang trong quá trình lập các thủ tục đầu tư hạ tầng theo quy định.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng chiếm 57,2%; dịch vụ chiếm 34,2%; nông, lâm, thủy sản chiếm 8,6%

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng là 108.572 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2009. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản là 7.792 tỷ đồng, tăng 4% so với 2009.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ là 57.264 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 26,6% so cùng kỳ. Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ là 8.843 tỷ đồng, vượt 0,3% kế hoạch năm, tăng 14,7%.

Toàn tỉnh thu hút đầu tư được hơn 80.000 tỷ đồng. Trong đó, thu hút vốn FDI đạt 1,5 tỷ USD, vốn trong nước đạt 52.000 tỷ đồng (bao gồm đăng ký mới và tăng vốn dự án).

Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn là 7,1 tỷ USD, tăng 20,5% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu là 7,9 tỷ USD, tăng 19,1% cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn là 18.400 tỷ đồng, vượt 27,5% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương là 6.233 tỷ đồng, đạt 100% dự toán, tăng 19% so với 2009.

Năm 2011, toàn tỉnh đặt chỉ tiêu GDP tăng trưởng 13 - 13,5% so với thực hiện 2010. GDP bình quân đầu người từ 1.735 - 1.743 USD/người.

Như vậy, rõ ràng môi trường kinh tế của Tỉnh Đồng Nai , ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh của các NHTM nói chung và của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 42)