- Nâng cao chất lượng tín dụng ( W1,W5 + T3,T4 )
3.3.2. Một số giải pháp được lựa chọn
Thông qua ma trận SWOT, ý kiến của chuyên gia và bản thân tác giả xin lựa chọn các giải pháp sau:
3.3.2.1. Nhóm giải pháp SO:
Giải pháp thâm nhập thị trường: (S1, S2, S3, S4, S5 + O1, O2, O3, O4,O6)
Đây là giải pháp với mục tiêu là tăng thị phần của Vib Đồng Nai, trên cơ sở kết hợp những điểm mạnh nội tại nhằm tận dụng những cơ hội từ môi trường bên ngoài. Vib Đồng Nai chưa phải là một thương hiệu lớn mạnh tại Đồng Nai, vì vậy cần thiết phải tăng thị phần làm cơ sở để năng thương hiệu tại địa bàn lớn mạnh. Lợi thế lớn của Vib bank Đồng Nai là đã ban hành bộ sản phẩm mới cho từng nhóm khách hàng và được đánh giá là rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, giải pháp này dựa trên bộ sản phẩm đa dạng về sản phẩm dịch vụ tập trung vào từng nhóm khách hàng mục tiêu của mình nhằm tăng thị phần đối với từng khách hàng mục tiêu.
- Đới với khách hàng cá nhân: Đẩy mạnh việc bán các sản phẩm trong bộ sản phẩm cá nhân đang là thế mạnh của mình, các sản phẩm cụ thể là: sản phẩm cho vay mua ô tô, cho vay mua sữa chữa nhà, dịch vụ bảo lãnh cá nhân trong nước, sản phẩm hợp tác ngân hàng bảo hiểm, cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên, cho vay du học, sản phẩm tiết kiệm, sản phẩm ngân hàng trực tiếp, thẻ ghi nợ Master... Bên cạnh đó, Vib bank Đồng Nai cũng thường xuyên đưa ra những chương trình huy động hấp dẫn khách hàng nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng trong địa bàn. Phương pháp thực hiện bán các sản phẩm này là tăng cường ký kết hợp đồng liên kết với các chủ đầu tư khu dân cư, tập trung khai thác triệt để các cán bộ công nhân viên có thu nhập cao đang là những cán bộ chủ chốt của các công ty doanh nghiệp trên địa bàn.
- Đối với khách hàng doanh nghiệp: Đối tượng phát triển của Vib Đồng Nai là tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa và các khách hàng hộ kinh doanh cá thể. Đối với nhóm khách hàng mục tiêu này Vib bank Đồng Nai cần thiết phải đẩy mạnh việc bán các sản phẩm tiện ích như: Sản phẩm ngân hàng trực tuyến, sản phẩm trả lương qua tài khoản, sản phẩm mua xe ô tô, sản phẩm thấu chi tài khoản thanh toán, các sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất khẩu. Phương pháp thực hiện bán các sản phẩm này là triển khai việc liên kết với các ban quản lý khu công nghiệp trong địa bàn hay liên kết với hiệp hội doanh nghiệp Tỉnh Đồng Nai.
Tóm lại giải pháp này tập trung khai thác tối đa hóa từng nhóm khách hàng mục tiêu, tuy nhiên việc có thành công bán các sản phẩm này hay không nó còn phụ thuộc vào trình độ và khả năng bán hàng của cán bộ công nhân viên ngân hàng. Vì vậy khi triển khai giải pháp này cần thiết phải đẩy mạnh việc đào tạo về nghiệp vụ bán hàng cho từng cán bộ công nhân viên vì đây là yếu tố thành công của giải pháp.