III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM.
1. Điều kiện của một đại lý bảo hiểm.
Theo Điều 84 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về đại lý bảo hiểm: “Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Vì việc xây dựng chế độ đại lý bảo hiểm rất quan trọng đối với hoạt động bảo hiểm hiện đại nên đại lý bảo hiểm có ý nghĩa riêng biệt trong luật bảo hiểm của các nước. Theo Điều 85 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định đại lý bảo hiểm hoạt động cần có đủ các điều kiện:
1- Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có chứng chỉ đào tạo đại lý do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.
2- Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp.
b) Nhân viên trong tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. 3- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, hoặc bị tồ án tước quyền hành nghề vì phạm
các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Yêu cầu đối với đại lý bảo hiểm hoạt động tại nước ta hiện nay cần phải: “- Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đại lý đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm.
- Không được đồng thời nhận làm đại lý cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu khơng có sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.
- Không được phép tiến hành đồng thời các hoạt động khác có quyền lợi đối lập với quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.” (Thơng tư số 28/1998/TT-BTC ngày 04/3/1998 của Bộ Tài chính quy định về hoạt động đại lý, cộng tác viên bảo hiểm).
Tương tự, theo Điều 28 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm:
1- Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm.
2- Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó.
3- Tổ chức cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.
Như vậy, ta có thể thấy pháp luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định khá rõ ràng và cụ thể các điều kiện cần thiết để trở thành đại lý bảo hiểm. Qua đó ta thấy có sự tồn tại của hai loại hình đại lý bảo hiểm. Đó là đại lý bảo hiểm là cá nhân và đại lý bảo hiểm là tổ chức. Nghị định số 100/CP của Chính Phủ trước đây chỉ cho phép loại hình đại lý bảo hiểm là cá nhân hoạt động. Ngày nay, Luật kinh doanh bảo hiểm đã mở rộng tư cách đại lý bảo hiểm cho cả tổ chức với những điều kiện nhất định (Điều 84 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về đại lý bảo hiểm: Đại lý bảo hiểm là tổ chức…). Điều đó cho thấy sự phát triển của luật pháp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
đồng thời cũng thấy được sự chặt chẽ trong quy định về điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
Việc xây dựng chế độ đại lý có ý nghĩa quan trọng, hoạt động đại lý bảo hiểm có liên quan, ảnh hưởng sâu sắc tới sự tồn tại của DNBH. Bởi vì, quy mơ của DNBH phụ thuộc vào việc thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm nhiều hay ít, quỹ bảo hiểm có lớn mạnh hay khơng, DNBH có trụ vững và cạnh tranh phát triển trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập được hay không. DNBH của nhiều nước trên thế giới, ngoài việc dựa vào lực lượng nhân viên, viên chức của bản thân doanh nghiệp trực tiếp khai thác nghiệp vụ bảo hiểm ra, còn phải sử dụng rộng rãi lực lượng đại lý bảo hiểm để khai thác nghiệp vụ bảo hiểm. Trên thị trường bảo hiểm phương Tây, phần lớn nghiệp vụ bảo hiểm đều được thực hiện qua khâu trung gian này, họ giữ một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm. Một số nước còn dựa vào pháp luật để quy định một cách chặt chẽ tư cách và vai trò pháp lý của đại lý bảo hiểm. Thông qua đại lý bảo hiểm để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, vì vậy có thể nêu một số ưu điểm của đại lý bảo hiểm như sau:
(1) Tăng thêm khối lượng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm; có lợi cho việc phân tán rủi ro, giữ vững ổn định kinh doanh.
(2) Sử dụng kiến thức chuyên môn của đại lý bảo hiểm, người đại lý bảo hiểm có thể góp phần thiết thực xây dựng hoặc hồn chỉnh mới loại hình bảo hiểm đang áp dụng, bù đắp phần thiếu hụt kiến thức về một loại hình bảo hiểm nào đó của DNBH.
(3) Đại lý bảo hiểm có mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng bảo hiểm, thuận tiện cho việc thường xuyên kiểm tra, tìm hiểu tình hình an tồn của đối tượng bảo hiểm và tình hình thực hiện hợp đồng của người được bảo hiểm.
(4) DNBH trả hoa hồng đại lý dựa theo kết quả khai thác bảo hiểm của người đại lý bảo hiểm, giảm bớt các khoản chi phí kinh doanh có lợi cho việc hạ thấp giá thành bảo hiểm.