2.Đối với Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam:

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về đại lý bảo hiểm và thực tiễn áp dụng tại bảo việt nhân thọ hà nội (Trang 81 - 86)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ:

2.Đối với Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam:

Sự hỗ trợ của Tổng Cơng ty trên các phương diện như: uy tín, thơng tin, điều kiện làm việc, mở rộng thị trường (giúp Cơng ty tìm được những khách hàng lớn nhờ mối quan hệ rộng của Tổng Công ty). Đặc biệt, việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư trở lại cho nền kinh tế thơng qua hình thức đầu tư vào các dự án an tồn, có lãi cao..., đảm bảo duy trì và phát triển nguồn vốn, tạo lập quỹ chung, tăng cường khả năng thanh tốn cho Cơng ty. Tổng Cơng ty là “nền móng” vững chắc giúp Cơng ty tự tin bước vào thị trường cạnh tranh mới, sôi động.

Tuy nhiên, thị trường BHNT Việt Nam cạnh tranh ngày càng phức tạp do có sự xuất hiện của các cơng ty BHNT có vốn đầu tư nước ngồi. Hiện nay, Tổng công ty không thể chăm lo, quan tâm mọi mặt cho công ty được. Để phát huy được khả năng tối đa của mỗi thành viên trong công ty, liệu Tổng công ty nên để công ty tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư vào các dự án mà mình cho là có tính khả thi cao. Đồng thời Tổng cơng ty cũng nên để công ty quyết định về số lượng tuyển dụng nhân viên, tổ chức làm đại lý.

3.Đối với Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội:

- Cần nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, phát triển và cung cấp dịch vụ theo hướng cung cấp dịch vụ “tổng hợp” tức là dịch vụ bảo hiểm kết hợp với các dịch vụ tài chính hoặc các dịch vụ khác như tư vấn đầu tư, tư vấn

tiêu dùng, tư vấn y tế, tư vấn luật... Cùng với việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, cơng ty cần thực hiện đa dạng hố kênh phân phối qua ngân hàng, các tổ chức tài chính, bán hàng qua internet, qua thư trực tiếp...

- Công ty cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ (đặc biệt là các chuyên gia BHNT), phong cách phục vụ, đạo đức nghề nghiệp (nhằm xố bỏ hồn tồn các hiện tượng tiêu cực như ăn chặn tiền bảo hiểm của khách hàng, đồng loã với khách hàng để trục lợi bảo hiểm, vì lợi ích của bản thân mà tư vấn bất lợi cho khách hàng...), thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, đại lý, kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp để có thể cung cấp cho thị trường dịch vụ BHNT với chất lượng tốt đồng thời nâng cao uy tín của cơng ty.

- Cơng ty cần nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng các thành tựu của

khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quá trình khai

thác và quản lý hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí quản lý, hạ thấp phí bảo hiểm tăng cường khả năng cạnh tranh, chuẩn bị tốt các điều kiện để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của mơi trường kinh doanh mới, hội nhập vào tiến trình tồn cầu hố và nền kinh tế tri thức.

- Cơng ty cũng nên tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác để cùng phát triển và khai thác thị trường. Sự hợp tác này có thể thực hiện trên các mặt như: Đào tạo thị trường, phòng chống trục lợi bảo hiểm, tạo nguồn cán bộ, đại lý, xây dựng và tăng cường uy tín, hình ảnh tốt đẹp của ngành, tạo lập và duy trì sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, thu thập và sử dụng số liệu thống kê liên quan. Đồng thời tăng cường vai trò của Hiệp hội bảo hiểm trong các lĩnh vực nêu trên.

- Môi trường kinh doanh đã thay đổi- u cầu cấp thiết: Chun mơn

hố Đại lý bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt. Nếu như năm 1999, các công ty

bảo hiểm nhân thọ nước ngồi vào thị trường Việt Nam cịn bỡ ngỡ, hoạt động mới chỉ mang tính chất cầm chừng, thăm dị thì đến năm 2000 đã trở thành đối thủ của Bảo Việt. Điểm mạnh nổi bật của các công ty này là sự phô trương thanh thế, quảng cáo rầm rộ gây ấn tượng lớn với khách hàng. Phong cách phục vụ mang đầy dấu ấn “ngoại nhập”, từ câu chữ trong cỏc

văn bản hợp đồng, đến trang phục lời ăn, tiếng nói của hệ thống đại lý bảo hiểm nhân thọ đều rất khác biệt với Bảo Việt. Nắm bắt được tâm lý “sùng ngoại” của một số người dân Việt Nam, các công ty này đã thu hút được một bộ phận khách hàng trung lưu, mức thu nhập khá, thường mua hợp đồng với số tiền bảo hiểm lớn với định kỳ đóng phí dài hạn: hàng tháng, hàng q, nửa năm. Họ chủ yếu cho đại lý đi khai thác hợp đồng mới, khuyến khích người tham gia bảo hiểm tự đến nộp phí bằng cách chiết khấu giảm giá hoặc công ty sẽ cử người đến tận nhà thu. trong khi đó chi phí cho việc nhân viên thu phí định kỳ khơng cao vì định kỳ đóng phí dài hạn, ít lần đi thu. Trong khi đó khách hàng được tiếp xúc với những phương thức kinh doanh mới, ít nhiều có ưu điểm của các cơng ty BHNT nước ngồi thì các đại lý BHNT tổng hợp của Bảo Việt đã bắt đầu bị áp lực công việc. Đến giữa năm 2000 thì khả năng khai thác mới của các đại lý bảo hiểm nhân thọ tổng hợp của Bảo Việt bị “chậm” lại, cơng việc thu phí bảo hiểm định kỳ chưa hiệu quả, tỷ lệ huỷ hợp đồng, tỷ lệ nợ phí đều ở mức “báo động”... là những biểu hiện khả năng khơng cịn phù hợp nữa của việc sử dụng đại lý bảo hiểm nhân thọ tổng hợp, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải “Chun mơn hố Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ”, Tức là tách rời hai chức năng mà một đại lý tổng hợp đang làm để giao cho hai đại lý khác nhau: đại lý chuyên khai thác và đại lý chun thu phí.

Do đó, Cơng ty cần giảm số lượng đại lý khai thác tổng hợp bằng cách chuyển đổi tất cả các đại lý tổng hợp thành đại lý chuyên khai thác hoặc chuyên thu phí. Thực hiện phân cơng đại lý chun thu phí theo địa bàn để giảm chi phí cho nhân viên thu phí. Đồng thời tăng cường hỗ trợ mạnh đại lý chuyên khai thác như: tìm kiếm các đầu mối khách hàng lớn là tổ chức, tập thể; hỗ trợ phương tiện, cơ sở vật chất để đại lý đi khai thác như cung cấp tờ rơi, bố trí xe đưa đón đại lý; trường hợp đại lý tự khai thác được các khách hàng lớn là tổ chức, tập thể thậm chí là cá nhân nhưng khách hàng u cầu Cơng ty đến làm việc thì Cơng ty nên thu xếp thời gian đến làm việc với khách hàng, khơng khốn trắng cho đại lý; xây dựng chế độ hoa hồng phù hợp; tăng cường thi đua khen thưởng khai thác mới, đẩy mạnh dịch vụ khách hàng.

Hy vọng rằng với những giải pháp trên sẽ góp phần hoàn thiện hơn chế độ pháp lý về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở nước ta, đặc biệt là chế độ pháp lý về đại lý bảo hiểm, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thơng thống cho BHNT phát triển. Đồng thời nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Và chủ trương “chun mơn hố Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ” của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội trong thời gian tới sẽ tiếp tục được triển khai triệt để, giành được những thắng lợi quan trọng trong thực tế.

Với chính sách hội nhập kinh tế, nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hồi phục, ổn định và phát triển với tốc độ cao, lạm phát được đẩy lùi, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, tạo tiền đề kinh tế thúc đẩy thị trường BHNT phát triển. Cùng với sự hoàn thiện của mơi trường pháp lý, chính sách hỗ trợ khuyến khích của Nhà Nước, sự phát triển của khoa học công nghệ cộng với sự hoạt động mạnh mẽ của các doanh nghiệp, có thể dự đoán rằng thị trường BHNT Việt Nam sẽ còn phát triển với tốc độ cao.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu những quy định của pháp luật về bảo hiểm, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là chế độ đại lý bảo hiểm và thực tiễn áp dụng những quy định đó cho thấy: Việc xây dựng và hồn thiện chế độ đại lý bảo hiểm có vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động bảo hiểm hiện đại. Đại lý bảo hiểm quyết định sự tồn tại của DNBH, khảng định vai trị to lớn của nó trong thị trường cạnh tranh, mở cửa hội nhập kinh tế.

Đại lý bảo hiểm nhân thọ là “trung gian”, là “cầu nối” giữa DNBH và khách hàng, là lực lượng then chốt, chủ yếu đem lại doanh thu cho DNBH, là người trực tiếp đưa sản phẩm BHNT tới người tiêu dùng- đem đến cho người dân một chỗ dựa vững chắc trong lúc khó khăn nhất của cuộc đời, đồng thời góp phần đưa xã hội ngày càng giàu đẹp văn minh.

Do đó, cần phải tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, thơng thống, hoàn thiện hơn chế độ đại lý bảo hiểm nhằm bảo đảm hiệu quả nhất hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả mọi người, duy trì tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường bảo hiểm. Đồng thời tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và hoạt động đại lý bảo hiểm nói riêng. Qua đó tạo tiền đề cho kinh tế đất nước phát triển, ổn định chính trị, từng bước cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân.

Lần cuối, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, nhất là thầy giáo: GVC. Phạm Văn Luyện, GV. Vũ Văn Ngọc, cử nhân luật- anh Dương Kim Sơn đã giúp em hoàn thành bài viết này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.A. Các văn bản pháp luật: A. Các văn bản pháp luật:

1. Bộ Luật Dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được Quốc hội khố IX, kỳ hợp thứ 8 thơng qua ngày28/10/1995)

2. Luật Kinh doanh bảo hiểm (Công báo số 24/2000 QH10, thơng qua ngày 9/12/2000, có hiệu lực từ ngày 01/04/2001).

3. Nghị định số 42/2001/NĐ- CP ngày 01/08/2001 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

4. Thông tư số 71/2001/TT- BTC ngày 28/08/2001 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ- CP.

5. Nghị định số 43/2001/NĐ- CP ngày 01/8/2001 của Chính Phủ Quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và mơi giới bảo hiểm.

6. Nghị số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính Phủ về Kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực từ ngày 01/01/1994.

7. Nghị định số 74/CP ngày 14/05/1997 của Chính Phủ về Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính Phủ về Kinh doanh bảo hiểm.

8. Thông tư số 28/1998/TT-BTC về Hoạt động đại lý, cộng tác viên bảo hiểm.

9. Thông tư số 144/1999/TT-BTC ngày 13/12/1999 Quy định về chế độ hoa hồng bảo hiểm nhân thọ.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về đại lý bảo hiểm và thực tiễn áp dụng tại bảo việt nhân thọ hà nội (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)