Chủ thể của hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về đại lý bảo hiểm và thực tiễn áp dụng tại bảo việt nhân thọ hà nội (Trang 31 - 33)

III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM.

3. Hợp đồng đại lý bảo hiểm.

3.2- Chủ thể của hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Chủ thể của hợp đồng đại lý bảo hiểm là các bên của hợp đồng đại lý bảo hiểm gồm có DNBH và người đại lý bảo hiểm.

3.2.1- Doanh nghiệp bảo hiểm: là bên có quyền lợi được thu phí bảo

hiểm khi người đại lý bảo hiểm ký kết được hợp đồng bảo hiểm và phải có trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm theo sự thoả thuận khi xảy ra sự kiện bảo hiểm đồng thời trả hoa hồng đại lý cho người đại lý bảo hiểm. DNBH cũng có nghĩa là người kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động bảo hiểm để kiếm thu nhập và lợi nhuận. Vì trách nhiệm của DNBH rất quan trọng nên luật pháp của các nước cũng có nhiều hạn chế về hình thức tổ chức của DNBH. Nhiều nước đã quy định rằng chỉ có cơng ty cổ phần và hợp tác xã mới có thể kinh doanh bảo hiểm. Loại thứ nhất có tổ chức chặt chẽ nguồn vốn lớn mạnh. Loại thứ hai có sự thống nhất về quyền lợi và có tính chất giúp đỡ nhau giữa các thành viên của tổ chức này. DNBH phải thực hiện hoạt động bảo hiểm theo đúng pháp luật, khơng được vi phạp pháp luật, pháp lệnh, chính sách của Nhà nước hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi hợp

pháp của người được bảo hiểm, nếu khơng sẽ bị xử phạt về kinh tế, thậm chí bị cưỡng chế đình chỉ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

3.2.2- Người đại lý bảo hiểm: là người được uỷ quyền hành động thay

cho doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm. tức là người đại lý bảo hiểm phải thực hiện một số công việc do DNBH giao (ghi trong hợp đồng đại lý) như giới thiệu chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm, thu phí bảo hiểm, thu xếp bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nên người đại lý bảo hiểm được coi là cùng bên với DNBH trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều kiện để cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm:

(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, dù là cá nhân hay tổ chức thì mỗi thành viên hoạt động đại lý đều phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, và phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

(2) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam tức là người có quốc tịch Việt nam và sinh sống tại Việt nam.

(3) Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do DNBH hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt nam cấp nghĩa là người đại lý bảo hiểm phải qua lớp đào tạo có quy mơ và khi kết thúc khố đào tạo được cấp văn bằng chứng chỉ.

Người đại lý bảo hiểm cũng có thể là tổ chức. Điều kiện để tổ chức là đại lý bảo hiểm là tổ chức phải được thành lập và hoạt động hợp pháp. Đồng thời các cá nhân trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định cho cá nhân làm đại lý bảo hiểm.

 Ngồi ra cịn có những người có liên quan trong hợp đồng đại lý:

(1) Người được bảo hiểm: Người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm con người là người có đối tượng bảo hiểm chính là tính mạng và thân thể của mình. Theo khoản 7 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm: Người bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.

(2) Người thụ hưởng: là tổ chức cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.(Theo khoản 8 Điều3 Luật kinh doanh bảo hiểm).

Những người này được người đại lý bảo hiểm đại diện cho DNBH thu xếp thực hiện các nghĩa vụ khi ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về đại lý bảo hiểm và thực tiễn áp dụng tại bảo việt nhân thọ hà nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)