Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 25 - 28)

1.1. Một số vấn đề lý luận về chất lượng cho vay bán lẻ

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm cho vay

Cho vay là một hoạt động tín dụng bao gồm 3 giai đoạn là: (1) Giai đoạn cấp tín dụng hay cịn gọi là cho vay, (2) Giai đoạn ưu đãi hay còn gọi là giai đoạn mà người đi vay được toàn quyền sử dụng vốn vay; (3) Giai đoạn hồn trả hay cịn gọi là giai đoạn mà người đi vay hoàn lại cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.

Bên cạnh nhiều nghiệp vụ ngân hàng thì hoạt động cho vay là một trong ba nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại là (1) Nhận tiền gửi; (2) Cho vay hay cịn gọi là cấp tín dụng; (3) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: (1) Nhận tiền gửi; (2) Cấp tín dụng; (3) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Nếu hiểu theo cách hiểu thông thường trong lĩnh vực ngân hàng thì cho vay chính là q trình mà một chủ thể này (người cho vay) chuyển nhượng một số tiền hay một tài sản cho người khác (người đi vay) để người đó có thể sử dụng số tiền hay tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định rồi sẽ hoàn trả lại người cho vay. Hiểu theo cách sống hằng ngày thì cái cho vay ở đây có thể bằng tiến hoặc bằng hiện vật.

Trong Khoản 16, Điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định rõ “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết

một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi”. Khái niệm này được tái khẳng đinh trong Điều 2, Khoản 1, Thông tư số

39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

Cũng theo Thơng tư 39/2016/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:

(1) Ngân hàng thương mại; (2) Ngân hàng hợp tác xã;

(3) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng; (4) Tổ chức tài chính vi mơ;

(5) Quỹ tín dụng nhân dân;

(6) Chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Như vậy có thể thấy, ngân hàng thương mại là một trong những chủ thể có thể thực hiện hoạt động cho vay.

Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là các pháp nhân, các cá nhân, bao gồm:

(1) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

(2) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngồi. Vậy có thể hiểu “Cho vay ở các ngân hàng thương mại là hình thức mà

ngân hàng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng, một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi”.

Khái niệm về cho vay bán lẻ được hiểu một cách rất đa dạng. Cho vay bán lẻ ở đây có thể hiểu là một hình thức tín dụng đối với các cá nhân đi vay để thanh tốn các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó như: Mua nhà nhà ở, mua phương tiện đi lại, mua tiện nghi sinh hoạt, học tập, đi du lịch, trả phí dịch vụ y tế...

Thuy nhiên, hiểu theo cách rộng hơn khác thì cho vay bán lẻ là một hình thức tín dụng bán lẻ. Tín dụng bán lẻ là hình thức cung cấp tín dụng của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tín dụng bán lẻ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, các khách hàng và cả nền kinh tế (Anh Thư, 2020). Ở đây thì khai niệm cho vay bán lẻ sẽ được hiểu là cho vay không chỉ đối với các cá nhân và hộ gia đình mà cịn có cả đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng, thì cho vay được chia thành 02 nhóm:

(1) Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh tốn các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó như: Mua nhà nhà ở, mua phương tiện đi lại, mua tiện nghi sinh hoạt, học tập, đi du lịch, trả phí dịch vụ y tế...

(2) Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi là hoạt động kinh doanh) là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.

Nếu hiểu theo thơng tư này thì có thể hiểu một cách hàm ý rằng cho vay bán lẻ là cho vay phục vụ nhu cầu đời sống với khách hàng là cá nhân để thanh

tốn các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó.

Tóm lại, cho vay bán lẻ tại các ngân hàng thương mại nên được hiểu theo nghĩa rộng “Cho vay bán lẻ là các hoạt động cho các khách hàng của ngân hàng

vay tiền mà trong đó các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Hiểu theo cách này thì cho vay bán lẻ sẽ được hiểu một cách khá rộng, sẽ bao gồm không chỉ hoạt động của cá nhân, hộ gia đình mà cịn của cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng rất khác nhau nên có thể nói cho vay bán lẻ là hoạt động cho vay trong phạm vi rất rộng.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)