1.4. Kinh nghiệm về chất lượng cho vay bán lẻ
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng cho vay bán lẻ
Qua nghiên cứu về hoạt động cho bán lẻ của một số ngân hàng trong nước và ngồi nước, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm về chất lượng cho vay bán lẻ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chiến lược phát triển. Để nâng cao chất lượng cho vay bán lẻ thì trước tiên các ngân hàng phải luôn coi trọng việc cho vay bán lẻ và coi đây là một trong các mảng kinh doanh chính của ngân hàng. Để làm được điều đó, ngân hàng cần phải xây dựng một chiến lực phát triển cho cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Thứ hai, cần phải gắn hoạt động cho vay bán lẻ với các hoạt động cho vay bán buôn và các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng. Mảng cho vay bán lẻ thường rất đa dạng, phong phú và có liên quan tới nhiều hoạt động khác. Do đó, muốn phát triển hệ thống cho vay bán lẻ thì phải gắn liền với các hoạt động khác của ngân hàng.
Thứ ba, phải ln cải tiến quy trình cho vay, khơng ngừng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động cho vay bán lẻ. Quy trình cho vay bán lẻ phải được xây dựng gắn với ứng dụng khoa học công nghệ sao cho đơn giản, dễ dàng, giúp khách hàng có thể dễ tiếp cận ngân hàng một cách nhanh nhất.
Thứ tư, phải đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngân hàng phải đặc biệt là nâng cao năng lực thẩm định, nâng cao năng lực ứng dụng và sử dụng khoa học công nghệ trong nghiệp vụ cho vay bán lẻ của cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó. Bên cạnh đó phải nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ thông qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp khách hàng, xử lý khiếu nại.
Thứ năm, phải tăng cường áp dụng các loại giải pháp để giảm thiểu rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro thì ngân hàng phải tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, giám sát các khoản vay. Để giảm thiểu rủi ro thì phải áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp cả trước, trong và sau khi thực hiện các khoản vay.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận, chương này đã làm rõ một số nội dung sau: (1) Cho vay ở các ngân hàng thương mại là hình thức mà ngân hàng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng, một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi. (2) Cho vay bán lẻ là các hoạt động cho các khách hàng của ngân hàng vay tiền mà trong đó các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa. (3) Chất lượng tín dụng bán lẻ mà chỉ nói đến một phía về khả năng trả nợ của khách hàng là chưa đủ mà cần phải nói đến các dịch vụ cung ứng cho
khách hàng một cách đơn giản, thuận tiện, lãi suất hợp lý, phù hợp với nhu cầu,...
Chương này cũng đã xây dựng được một số chỉ tiêu đánh giá đất lượng cho vay bán lẻ là: Cách chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn, nợ xấu, chỉ tiêu sinh lời, hiệu xuất sử dụng vốn, tríchl ập dự phịng và bù đắp rủi ro tín dụng,… Nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay bán lẻ trong đó có cả các nhân tố khách quan lẫn nhân tố chủ quan.
Hơn thế nữa, chương này còn chỉ ra một số kinh nghiệm, cả kinh nghiệm trong nước lẫn kinh nghiệm quốc tế về chất lượng cho vay bán lẻ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ