Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 61 - 65)

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ch

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh

Với phương châm: "Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công", trong những năm qua, BIDV Đông Hà Nội đã thực hiện tốt chủ trương của ngành đề ra "Phát triển, an toàn, hiệu quả". Cùng với những nỗ lực trong huy động vốn bằng các chính

sách hợp lý, hình thức phong phú, BIDV Đông Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư vốn phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, tạo công ăn việc làm cho Doanh nghiệp và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Hoạt động huy động vốn

Tình hình huy động vốn của BIDV Đơng Hà Nội đều có sự tăng trưởng qua các năm.

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của BIDV Đông Hà Nội giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn vốn huy động 7.406,10 8.274,90 10.029,80 11.866,14 13.710,90

- KHDN 2.962,40 3.723,70 4.714,00 5.842,66 7.124,15

- KHCN 4.443,70 4.551,20 5.315,80 6.023,48 6.586,75

Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh 2016-2020 BIDV Đông Hà Nội

Theo báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020: Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động đạt 7.406,1 tỷ đồng. Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động đạt 8.274,8 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2016. Đến năm 2018 tổng nguồn vốn huy động là 10.029,8 tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm 2017 và tới năm 2020 nguồn vốn huy động lên tới 13.710,90 tỷ đồng.

Nguồn vốn huy động từ khách hàng dân cư chiếm tỷ trọng bình quân 44% trong tổng vốn huy động và cũng tăng qua các năm. Năm 2016, huy động từ KHDC là 2.962,4 tỷ đồng, chiếm 40% tổng vốn huy động. Năm 2017, huy động từ KHDC là 8.274,8 tỷ đồng, chiếm 45% tổng vốn huy động, tăng 25,7% so với năm 2016. Năm 2018, huy động từ KHDC là 4.714,0 tỷ đồng, chiếm 47% tổng vốn huy động và tăng 26,6% so với năm 2017. Năm 2019 và năm 2020 huy động từ KHDC tương ứng là 5842,66 và 7124,15 tỷ đồng. Phần còn lại là huy động từ KHTC, báo gồm: Khách hàng hàng doanh nghiệp lớn; khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; Khách hàng siêu nhỏ, Định chế tài chính, bảo

hiểm xã hội, kho bạc,...

Cũng theo báo cáo hoạt động kinh doanh, để giữ vững và tăng cường huy động vốn, Ngân hàng BIDV Đơng Hà Nội đã có những chính sách linh hoạt để thu hút khách hàng mới và duy trì các khách hàng hiện có. Chi nhánh ln mở rộng đối tượng huy động vốn là các định chế tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, TCKT, khai thác có hiệu quả nguồn vốn của tổ chức khác, các quỹ cơng đồn, đơn vị sự nghiệp có thu… với kỳ hạn và lãi suất hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Trong những năm qua, Ngân hàng BIDV Đơng Hà Nội đã có những nỗ lực khơng ngừng trong cơng tác huy động vốn đã gia tăng quy mô huy động vốn tiền gửi ở tốc độ tăng trưởng cao. Thành công trong công tác huy động vốn nói riêng cùng với rất nhiều những thành cơng khác đã thể hiện sức mạnh và khẳng định uy tín của Vietinbank, bởi sự gia tăng nguồn vốn tiền gửi thể hiện sự gia tăng lòng tin và sự quan tâm của các tổ chức kinh tế và cá nhân đối với Ngân hàng.

Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng được BIDV Đơng Hà Nội xác định có một vị trí chiến lược, đóng góp phần lớn vào lợi nhuận hàng năm. Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh không ngừng tăng trưởng trong những năm qua.

Bảng 2.2: Kết quả dư nợ của BIDV Đông Hà Nội giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: tỷ đồng

2016 2017 2018 2019 2020

Dư nợ cho vay nền kinh tế 4.102,50 4.740,50 5.472,50 6.342,82 7.406,19

- KHDN 3.282,00 3.508,00 3.776,00 4.043,59 4.418,68

- KHCN 820,5 1.232,50 1.696,50 2.299,23 2.987,51

Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh 2016-2020 BIDV Đông Hà Nội

Theo báo cáo Tổng kết của Ngân hàng BIDV Đơng Hà Nội, tăng trưởng tín dụng của chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể: Dư nợ cho vay năm 2016 là 4.102,5 tỷ đồng nhưng đến năm 2017 là 4.740,5 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2016, năm 2018 dư nợ cho vay của chi nhánh là 5.472,5 tỷ đồng tăng 15,4% so với năm 2017, năm 2019 tăng lên 6.342,82 tỷ đồng và năm 2020 tăng lên là 7.406,19 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2016, chi nhánh thực hiện chuyển dần từ bán buôn sang tập trung vào mảng bán lẻ theo định hướng của HĐQT BIDV; và đến năm 2020, chi nhánh tập trung vào chất lượng nợ, giảm số lượng nợ xấu, nợ nhóm 2, các khoản vay có rủi ro cao, tính an tồn thấp; Vì vậy mà qua các năm đều có sự tăng trưởng về dư nợ cho vay nhưng các khoản mục trong đó cũng có dao động tăng, giảm nhất định. Dư nợ cho vay KHCN, KHDN siêu vi mô, KHDN vừa và nhỏ tăng; dư nợ KHDN lớn, KHDN FDI có sự tăng trưởng đều đặn.

Lợi nhuận

Lợi nhuận của Ngân hàng BIDV Đông Hà Nội liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2016 chi nhánh có lợi nhuận 116,1 tỷ đồng thì năm 2017 là 153,9 tỷ đồng tăng 33% so với năm 2016, năm 2018 lợi nhuận của chi nhánh đạt 176,9 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2017, năm 2019 lợi nhuận của chi nhánh đạt 195,75 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2018 và năm 2020 lợi nhuận của chi nhánh đạt 215,03 tỷ đồng tăng 10% so với năm 2019. Chi tiết xem bảng dưới đây.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

LỢI NHUẬN 116,1 153,9 176,9 195,75 215,03

Tốc độ tăng % 28% 33% 15% 11% 10%

Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh 2016-2020 BIDV Đông Hà Nội

Trong năm 2020, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Đông Hà Nội (Chi nhánh Đông Hà Nội) luôn tuân thủ, bám sát chỉ đạo điều hành kinh doanh của Ban Lãnh đạo BIDV; ln nỗ lực, quyết tâm thực hiện hồn thành tốt, xuất sắc, toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao.

Với những kết quả đạt được năm 2020, Chi nhánh Đông Hà Nội vinh dự được Chủ tịch HĐQT BIDV xếp loại Hoàn thành Tốt nhiệm vụ kinh doanh và đạt 02 danh hiệu: 1 trong 10 Chi nhánh xuất sắc về hoạt động Huy động vốn và

1 trong 10 Chi nhánh xuất sắc về Thu dịch vụ ròng.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)