Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát tiển công nghệ an đình (Trang 26 - 30)

1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2.3 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

Về bản chất, VCĐ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ trong DN. Do vậy, đặc điểm chu chuyển của VCĐ luôn bị chi phối bởi các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của TSCĐ. Những đặc điểm chu chuyển của VCĐ lại chi phối đến nội dung, biện pháp quản lý sử dụng VCĐ, và đòi hỏi việc quản trị VCĐ luôn phải gắn liền với quản lý, sử dụng TSCĐ trong DN.

Quản trị VCĐ là một nội dung quan trọng trong quản lý VKD của các DN. Nội dung quản trị VCĐ bao gồm:

Lựa chọn quyết định đầu tư TSCĐ

Tùy theo đặc điểm từng ngành nghề kinh doanh, DN sẽ lựa chọn đầu tư vào các loại TSCĐ cho hợp lý. Ví dụ như DN sản xuất thường đầu tư TSCĐ

lớn, và chủ yếu là đầu tư máy móc thiết bị; cịn DN thương mại chủ yếu đầu tư phương tiện vận tải. DN lựa chọn đầu tư TSCĐ phải phù hợp với trình độ cơng nghệ và đặc điểm kinh doanh của mình.

Nhìn chúng khi xem xét đầu tư TSCĐ doanh nghiệp phải quan tâm đến những vấn đề như:

+ Quy mô đầu tư hay nhu cầu đầu tư: công ty cần xác định hợp lý nhu cầu hay quy mô đầu tư TSCĐ để kịp thời đáp ứng, phục vụ sản xuất kinh doanh; đồng thời khơng gây lãng phí vốn đầu tư.

+ Trình độ kỹ thuật, cơng nghệ: công ty cần đầu tư TSCĐ phù hợp với trình độ kỹ thuật, cơng nghệ để tăng hiệu quả, hiệu suất sử dụng tài sản, tránh lãng phí vốn cố định.

+ Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp: cơng ty nên chọn những nhà cung cấp có uy tín hoặc có quan hệ lâu năm với cơng ty, điều này giúp cơng ty có được TSCĐ chất lượng đảm bảo với giá cả hợp lý, hoặc nhận được các ưu đãi khi mua hàng của nhà cung cấp.

+ Huy động vốn cho đầu tư TSCĐ: dựa vào nhu cầu hay quy mơ đầu tư TSCĐ, cơng ty có chính sách huy động vốn thích hợp với tình hình nguồn vốn của mình, sao cho đảm bảo đủ vốn cho đầu tư TSCĐ với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.

Quy chế quản lý sử dụng VCĐ

Các nhóm máy móc thiết bị hoặc các tổ hợp dây chuyển thiết bị nên được giao cho từng nhóm hoặc cá nhân quản lý. DN cần căn cứ vào quy trình cơng nghệ, sự sắp xếp ca kíp và cách thức tổ chức phân xưởng để phân định trách nhiệm. Khơng có mơ hình nào chung cho mọi cơng ty, mọi doanh nghiệp mà chỉ nên áp dụng sự phân cấp hoặc giao trách nhiệm quản lý vận hành sao cho phù hợp với hoạt động của DN.

Chế độ phân định trách nhiệm nên gắn với chế độ bàn giao, theo dõi và thưởng phạt nhằm khuyến khích mọi người có ý thức tốt hơn trong bảo toàn VCĐ. DN nên quy định chế độ báo cáo định kỳ đối với các quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, ca trưởng hoặc kỹ sư phụ trách dây chuyền về tình hình sử dụng TSCĐ của từng bộ phận.

Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý

Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức độ khấu hao hợp lý dựa trên cơ sở là Thơng tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế tốn quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Các phương pháp khấu hao TSCĐ bao gồm:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng: mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình qn trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

- Phương pháp khấu hao nhanh:

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh.

+ Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng: mức khấu hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao từng năm.

- Phương pháp khấu hao theo sản lượng: mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng cơng việc hồn thành.

Bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì năng lực hoạt động của TSCĐ

TSCĐ được cấu thành bởi nhiều bộ phận chi tiết khác nhau và được sử dụng lâu dài. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ không thể tránh khỏi bị hao mịn và sự hao mịn đó lại khơng xảy ra đồng thời, giữa các chi tiết khơng đồng nhất với nhau. Vì vậy phải tiến hành sửa chữa TSCĐ.

- Sửa chữa TSCĐ là việc bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong q trình hoạt động nhằm khơi phục lại năng lực hoạt động của TSCĐ.

- Cơng việc sửa chữa TSCĐ có thể do DN tự sửa chữa hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch.

- Căn cứ vào đặc điểm kinh tế- kỹ thuật, công việc sửa chữa TSCĐ được chia thành 2 phương thức sau:

+ Sửa chữa thường xuyên: là sửa chữa nhỏ, mang tính chất bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ, chi phí sửa chữa ít, thời gian sửa chữa ngắn, phải thường xuyên sửa chữa nhỏ, bảo trì, duy tu theo quy phạm kỹ thuật.

+ Sửa chữa lớn mang tính phục hồi: là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu khơng thay thế sửa chữa thì TSCĐ sẽ khơng hoạt động được hoặc hoạt động khơng bình thường. Sửa chữa, nâng cấp là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dụng của TSCĐ như cải tạo, thay thế, xây lắp, trang bị, bổ sung thêm một số bộ phận của TSCĐ.

Trong quá trình sửa chữa, DN phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của TSCĐ để quyết định cho tồn tại hay chấm dứt đời hoạt động của máy móc. Yêu cầu này được coi là căn cứ chủ yếu để đưa ra quyết định tài chính tiếp tục kéo dài tuổi thọ của máy hay phải thanh lý, nhượng bán để đổi mới TSCĐ.

Về nguyên tắc, quỹ khấu hao hình thành do DN thu hổi vốn đầu tư TSCĐ. Nếu vốn đầu tư này là do DN đi vay ngân hàng thì DN phải dùng quỹ khấu hao để trả nợ ngân hàng. Cịn nếu vốn này là của DN thì thường các DN sử dụng toàn bộ quỹ khấu hao của TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát tiển công nghệ an đình (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)