1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.4.2 Nhân tố khách quan
-Đặc thù kinh doanh của ngành: nhân tố này có ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn trong DN, mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có cơ cầu nguốn vốn, vịng quay vốn khác nhau. Việc xác định phù hợp sẽ giúp cho hoạt động SXKD của DN khơng bị gián đoạn, gây ứ đọng hay thất thốt lãng phí vốn.
-Thị trường và sự canh tranh: thị trường đầu vào có ảnh hưởng tới chi phí mua nguyên vật liệu phục vụ SXKD, thị trường đầu ra có ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng…việc xác định hợp lý sẽ giúp cho DN giảm thiểu được chi phí sản xuất, tăng doanh thu lợi nhuận, giúp nâng cao hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Nếu DN có sức cạnh tranh lớn trên thị trường cũng giúp tăng hiệu quả SXKD…
-Lạm phát trong nền kinh tế: lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, sức mua của đồng tiền giảm làm tăng giá cả vật tư hàng hóa… Do vậy DN cần tính đến yếu tố này để đánh giá lại tài sản tránh sự sụt giảm giá trị của vốn trong DN.
-Lãi suất thị trường: phần lớn các doanh nghiệp đều có sử dụng vốn vay. Lãi suất thi trường tăng làm cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn.
-Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: nhân tố này ảnh hưởng đến việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị…trong doanh nghiệp. Việc sử dụng các thiết bị khơng cịn phù hợp sẽ tạo ra sản phẩm không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, do đó ảnh hưởng tới doanh thu lợi nhuận trong doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ AN ĐÌNH