Tình hình nguồn vốn kinh doanh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát tiển công nghệ an đình (Trang 58)

Sơ đồ 3.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý

2.2 Thực trạng quản trị VKD tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công

2.2.1.2 Tình hình nguồn vốn kinh doanh trong thời gian qua

Vốn kinh doanh luôn được huy động từ những nguồn vốn nhất định. Vì vậy cơ cấu nguồn vốn hợp lý là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Qua bảng 02, ta thấy nguồn hình thành vốn kinh doanh cũng có sự biến động cả về quy mô lẫn cơ cấu. Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2015 là 50972 trđ, tăng 11190 trđ tương ứng 28,13% chứng tỏ quy mơ tài chính của cơng ty là nhỏ và tăng đột biến vào cuối năm 2015, đây là cơ sở để tài trợ mở rộng kinh doanh cho DN.

Cơ cấu nguồn vốn chú trọng về huy động nợ và xu hướng này càng tăng về cuối năm 2015 khi nợ phải trả tăng 10692 trđ (40,35%) và tỷ trọng tăng 6,36% ( từ 66,6% lên 72,96%), chính sách huy động vốn làm khả năng tự chủ về tài chính giảm, rủi ro tài chính tăng. Tuy nhiên, nếu khả năng sinh lời cơ bản của DN đang đạt mức cao hơn so với chi phí sử dụng vốn vay thì đây là cơ hội để tận dụng lợi ích từ địn bẩy tài chính nhằm khuếch đại ROE.

Nợ phải trả của DN cuối năm 2015 là 37188 triệu đồng, đã tăng so với đầu năm là 10692 triệu đồng, tương ứng tăng 40,35%. Trong đó:

+ Nợ dài hạn cuối năm 2015 là 10016 triệu đồng, tăng 6126 triệu đồng, tương ứng tăng 157,48% so với đầu năm, đây là chỉ tiêu có tỷ trọng thấp nhưng là chỉ tiêu tăng chủ yếu trong tổng nợ. Chính sách huy động nợ dài hạn với mục đích tài trợ cho đầu tư tăng TSCĐ giảm áp lực thanh toán cũng như áp lực trả nợ trong ngắn hạn, nó cũng chứng tỏ uy tín của DN trong việc huy

động nợ tại các ngân hàng. Nhưng xét về dài hạn, chi phí sử dụng vốn của DN từ năm 2015 tăng lên đáng kể, điều này gây áp lực và ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của DN.

+ Nợ ngắn hạn cuối năm 2015 là 27172 triệu đồng, tăng lên 4566 triệu đồng, tương ứng tăng 20,2% và tỷ tọng giảm 12,25% (từ 85,32% xuống 73,07%), đây là chỉ tiêu có tỷ trọng lớn trong tổng nợ nhưng tỷ trọng lại đang giảm xuống.

Tỷ trọng nợ phải trả đầu năm và cuối năm đều khá cao và có xu hướng biến đổi ngược nhau. Công ty cần thường xuyên theo dõi các khoản cơng nợ để thanh tốn kịp thời khi đến hạn. Mặt khác, cơng ty cần có các biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động tiết kiệm và hiệu quả hơn để giảm áp lực cho nguồn tài trợ.

Đối với vốn chủ sở hữu, cuối năm 2015 vốn chủ sở hữu của DN là 13784 triệu đồng, so với đầu năm tăng 498 triệu đồng, tương ứng 3,75%; mức tăng này là nhỏ khi xét trong tổng biến động, tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm từ 33,4% xuống 27,04%, như vậy khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tóm lại, sự biến động của nguồn vốn trong năm 2015 có tác động mạnh tới tình hình tài chính của cơng ty, tăng mức độ sử dụng địn bẩy tài chính, giảm rủi ro trong thanh tốn và giảm mức độ tự chủ về tài chính trong hoạt động kinh doanh.

Để đánh giá chính sách huy động vốn để tài trợ cho tài sản của cơng ty có hợp lý hay khơng, ta đi phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn của công ty qua bảng 03.

Bảng 2.4: Mơ hình tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Tại ngày 31/12/2015 Tại ngày 31/12/2014 Chênh lệch ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) TL (%) I. TÀI SẢN 50.971 100 39.786 100 11.185 - 28,11 1. Tài sản ngắn hạn 24.416 47,90 12.770 32,10 11.646 15,81 91,20 2. Tài sản dài hạn 26.555 52,10 27.016 67,90 (461) (15,81) (1,71) II. NGUỒN VỐN 50.972 100 39.782 100,00 11.190 - 28,13 I. Nguồn vốn ngắn hạn 27.172 53,31 22.606 56,82 4.566 (3,52) 20,20

II. Nguồn vốn dài hạn 23.800 46,69 17.176 43,18 6.624 3,52 38,57

a. Nợ dài hạn 10.016 42,08 3.890 22,65 6.126 19,44 157,48

b. Vốn chủ sở hữu 13.784 57,92 13.286 77,35 498 (19,44) 3,75

III. Nguồn VLĐTX = NVDH -

TSDH (2.755) (9.840) 7.085 (72,00)

Theo bảng 03: Nguồn vốn lưu động thường xuyên tại thời điểm đầu năm và cuối năm lần lượt là (-9840 triệu đồng) và (-2755 triệu đồng), đều nhỏ hơn 0 có nghĩa là tài sản lưu động của DN được tài trợ bởi toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn; tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn và một phần nguồn vốn ngắn hạn. Với mơ hình tài trợ này, đây là dấu hiệu sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất cân bằng, hệ số thanh tốn nợ ngắn hạn nhỏ hơn 1, có thể gây rủi ro cao trong việc khơng có khả năng thanh tốn nợ dài hạn khi đến hạn. Tuy nhiên, với đặc thù là ngành sản xuất thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vịng vốn nhanh.

Vào thời điểm cuối năm 2015, NVLĐTX của DN đạt (-2755 triệu đồng) đã tăng một lượng 7085 triệu đồng so với thời điểm đầu năm 2015. . Chính sách tài trợ của cơng ty khá mạo hiểm, tuy nhiên DN đang giảm dần mức độ mạo hiểm về mặt tài chính vào cuối năm 2015. Việc sử dụng một phần NVNH để tài trợ cho tài sản dài hạn đem lại lợi ích là chi phí sử dụng vốn thấp nhưng bất lợi trong việc thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Vì vậy cơng ty cần phải xem xét một cơ cấu nguồn vốn hợp lý để phù hợp với tình hình tài chính của cơng ty.

Như vậy, trong năm 2015 cơ cấu tài sản mà cơng ty đang duy trì là tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn mà cơng ty đang áp dụng làm chi phí sử dụng vốn thấp nhưng lại làm tăng rủi ro về mặt tài chính. Trong thời gian tới, cơng ty cần chú ý điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm thiểu rủi ro thanh tốn nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí một cách hiệu quả nhất, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính để tình hình tài chính của cơng ty an tồn hơn, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của cơng ty diễn ra bình thường trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp như hiện nay.

2.2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư vàphát triển cơng nghệ An Đình phát triển cơng nghệ An Đình

2.2.2.1 Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH đầu tư và phát triển cơng nghệ An Đình.

Bảng 2.5: Nhu cầu vốn lưu động của cơng ty năm 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1. Vốn hàng tồn kho bình quân 11.328 12.901 (1.573) (12,19) 2. Nợ phải thu bình quân 4.199 2.385 1.813 76,02 3. Phải trả người bán bình quân 2.805 1.951 855 43,81 4. Nhu cầu VLĐ = 1+2-3 12.722 13.336 (614) (4,61)

Từ bảng 04 ta thấy, so với năm 2014, nhu cầu vốn lưu động của công ty giảm đi 614 triệu đồng, tương ứng 4,61%. Nguyên nhân chính của việc giảm nhu cầu VLĐ chính là do khoản nợ phải thu bình quân tăng 76,02% trong khi vốn hàng tồn kho bình quân giảm 12,19% và phải trả người bán bình quân tăng mạnh 43,81%. Điều này cho thấy DN đang tích cực tăng số vốn đi chiếm dụng, tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài, đồng thời cũng tăng số vốn bị chiếm dụng. Vốn hàng tồn kho của DN giảm trong khi giá vốn hàng bán của DN tăng (dựa vào BCKQKD 2014-2015) làm cho số vòng quay hàng tồn kho của DN tăng trong năm 2015, điều đó cho thấy việc tổ chức và quản lý dự trữ của DN là tốt, DN có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Cơng ty cần tập trung vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của DN để hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng một cách tối đa nhất, tránh tình trạng nợ khó địi làm ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính của cơng ty.

Về tính tốn nhu cầu vốn lưu động và tìm nguồn tài trợ

Cơng ty khơng tiến hành xác định nhu cầu VLĐ theo một cách cụ thể, tính tốn chi tiết mà chỉ xác định nhu cầu VLĐ dựa trên kinh nghiệm của những năm trước đó. Đây là phương pháp dự báo theo thói quen, cảm tính khiến cơng ty dễ dàng rơi vào thế bị động của thị trường, các biến động có xu hướng ảnh hưởng tới nhu cầu của khách hàng ( thời tiết, dịch bệnh cây trồng…). Điều này tác động khơng tốt đến hoạt động kinh doanh nếu khơng có cách xử lý cụ thể sẽ mang lại rủi ro không nhỏ cho công ty. Giải pháp cho trường hợp này là cơng ty nên có một phương pháp phù hợp để xác định nhu cầu vốn lưu động.

b. Kết cấu và sự biến động VLĐ của công ty

Với đặc điểm là ngành sản xuất kinh doanh, vốn lưu động đối với cơng ty có vai trị đặc biệt quan trọng, chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn kinh

doanh. Kết quả kinh doanh của công ty sẽ được nâng cao nếu vốn lưu động được tổ chức quản trị tốt, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

Vốn lưu động hình thành nên các TSLĐ, kết cấu VLĐ thể hiện số VLĐ ứng ra để hình thành nên các TSNH của DN. Vì vậy, ta xem xét kết cấu VLĐ của công ty thông qua kết cấu TSNH. Có 2 cách phân loại VLĐ chủ yếu là phân loại theo hình thái biểu hiện của VLĐ và phân loại theo vai trò của VLĐ. Tuy nhiên đối với đặc điểm của công ty TNHH đầu tư và phát triển cơng nghệ An Đình là tập trung vào hoạt động kinh doanh thương mại nên chỉ đi sâu vào phân loại VLĐ theo hình thái biểu hiện.

Theo tiêu thức này VLĐ được chia thành vốn vật tư, hàng hóa; vốn bằng tiền và các khoản phải thu. Cách phân loại này sẽ giúp DN đánh giá được mức độ dự trữ hàng tồn kho, khả năng thanh tốn, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong DN.

Bảng 2.6: Kết cấu VLĐ của Công ty TNHH đầu tư và phát triển cơng nghệ An Đình Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) TL(%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 24.416 100 12.770 100 11.646 - 91,20 I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 1.251 5,1 1.103 8,64 148 (3,51) 13,42 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - -

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.772 19,54 3.625 28,39 1.147 (8,84) 31,64 IV. Hàng tồn kho 16.109 65,98 6.547 51,27 9.562 14,71 146,05 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.284 9,35 1.495 11,71 789 (2,35) 52,78

Tại thời điểm ngày 31/12/2015, VLĐ của công ty đạt 24416 triệu đồng, tăng 11646 triệu đồng, tương ứng 91,2% so với thời điểm đầu năm 2015. Vốn lưu động tăng do hầu hết các khoản mục đều tăng, chỉ có tiền và tương đương tiền là giảm nhẹ.

Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động tại 2 thời điểm cuối năm 2014 và 2015. Cuối năm 2015, hàng tồn kho đạt 16109 triệu đồng (tỷ trọng 65,98%) đã tăng so với đầu năm một khoản 789 triệu đồng, tương ứng tăng 52,78%. Tìm hiểu thực tế DN cho thấy, hàng tồn kho tăng lên chủ yếu là do DN đã dự trữ nguyên liệu cho đợt sản xuất mới do DN dự đốn được chi phí ngun vật liệu sẽ tăng trong thời kỳ lạm phát. Bên cạnh đó, một phần hàng tồn kho tăng là do lượng thành phẩm tồn kho tăng lên. Như vậy việc gia tăng đột biến hàng tồn kho đã thể hiện được một phần khó khăn của DN trong việc tiêu thụ, nhưng phần lớn là do DN thực hiện chính sách dự trữ nguyên vật liệu cho tương lai. Tuy nhiên, DN nên xem xét việc dự trữ quá mức hàng tồn kho có thể dẫn đến chi phí lưu giữ bảo quản hàng tồn kho cao, hoặc có thể gây ra hiện tượng ứ đọng, không lưu thông được lượng hàng. Vì vậy DN cần có mức dự trữ hợp lý, đảm bảo lợi ích cho DN.

Các khoản phải thu ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau hàng tồn kho. Cuối năm 2015, khoản phải thu ngắn hạn của DN là 4772 triệu đồng, so với đầu năm đã tăng một lượng là 1147 triệu đồng, tương ứng 31,64%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do sự gia tăng của các khoản phải thu khách hàng như của: cơng ty TNHH An Đình, Cơng ty TNHH Dịch vụ và Tư vấn Hịa Phát, Cơng ty TNHH Trung An và một số khách hàng khác nữa. Điều này chứng tỏ chính sách bán hàng mà DN đang áp dụng là nhân tố làm gia tăng khoản nợ phải thu, DN có thể bán được nhiều hàng, nhưng đổi lại phần vốn bị chiếm dụng khá lớn, DN có thể gặp phải rủi ro nợ khó địi, rủi ro

khơng thu hồi được nợ. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản nợ phải thu ngắn hạn đang có xu hướng giảm dần về cuối năm chứng tỏ DN đang có những bước đi mới trong chính sách bán hàng nhằm giảm thiểu mức vốn bị chiếm dụng xuống mức thấp nhất.

Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng lớn thứ ba, khoản mục này tăng là do phát sinh phải trả dài hạn khác trong năm 2015, đó là phần vay dài hạn từ các cá nhân là ông Bùi Văn Chiến (3700 triệu đồng) và ông Nguyễn Thanh Nhị (4100 triệu đồng).

Tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng VLĐ và cũng có mức độ biến động thấp nhất. Cuối năm so với đầu năm 2015, tiền và tương đương tiền của DN tăng 148 triệu đồng, tương đương 13,42%. Trong đó chủ yếu là sự gia tăng về các khoản tiền gửi ngân hàng trong khi lượng tiền mặt giảm đáng kể. Điều đó cho thấy DN chi tiêu tiền mặt để trả để trả cho người bán, đồng thời nhận các khoản thu về thơng qua hình thức chuyển khoản qua ngân hàng.

Cịn nếu xem xét theo vai trị thì VLĐ được chia thành VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất, VLĐ trong khâu sản xuất và VLĐ trong khâu lưu thông. Cách phân loại này cho thấy vai trị của từng loại VLĐ trong q trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tóm lại, từ việc nghiên cứu tình hình phân bổ VLĐ, ta có thể thấy cơ cấu VLĐ của Cơng ty với việc hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với đặc điểm ngành nghề của Công ty. Tuy nhiên, các khoản mục trong tổng vốn lưu động của cơng ty có sự biến động liên tục với biên độ lớn nếu khơng có biện pháp phù hợp sẽ gây nhiều bất lợi cho Công ty trong việc quản lý. Trong

thời gian tới, Công ty cần có những biện pháp cấp thiết nhằm tăng cường quản trị vốn bằng tiền, vốn hàng tồn kho và các khoản phải thu.

c. Vốn bằng tiền và khả năng thanh tốn của cơng ty

Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của DN. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh tốn của DN. Trong q trình sản xuất kinh doanh, DN luôn cần một số vốn tiền tệ dự trữ nhất định để đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng ngày cũng như nhằm ứng phó với các sự kiện bất thường đồng thời cũng làm tăng khả năng thanh tốn nhanh. Vì vậy, quản trị vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp.

Qua tìm hiểu thực tế, tại Cơng ty TNHH đầu tư và phát triển cơng nghệ An Đình, vốn bằng tiền chỉ gồm 2 bộ phận là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn bằng tiền của cơng ty TNHH An Đình

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Tỷ lệ(%)

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát tiển công nghệ an đình (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)