Sơ đồ 3.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý
2.2 Thực trạng quản trị VKD tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công
2.2.2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định
Cơ chế quản lý và sử dụng TSCĐ
Thực tế, tại công ty, công tác quản lý VCĐ – TSCĐ diễn ra trên cả 2 mặt hiện vật và giá trị. Cụ thể như sau:
- Về mặt hiện vật: công ty đã áp dụng các biện pháp quản lý như sau: + Đặc thù của công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Tài sản phục vụ được chia thành nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,… Việc chia nhỏ các nhóm tài sản giúp quản lý chặt chẽ và rõ ràng trong việc thu hồi dần vốn qua khấu hao.
+ Mở thẻ TSCĐ cho từng tài sản: việc quản lý từng TSCĐ được quản lý theo thẻ TSCĐ với mỗi thẻ là một mã số khác nhau được thống nhất trong công ty. Mỗi tài sản được theo dõi về ngày tháng sử dụng, nguyên giá, phương pháp khấu hao, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, thời gian sử dụng, các hoạt động kiểm kê, sửa chữa… theo dõi chặt chẽ tài sản về mặt hiện vật giúp công ty nắm bắt được thực trạng sử dụng của mỗi tài sản, có biện pháp nâng cao cơng tác quản trị cho từng tài sản, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý chung.
+ Thực hiện kiểm tra, kiểm kê và sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên: việc kiểm tra kiểm kê và sửa chữa bảo dưỡng được thực hiện thường xuyên định kỳ theo kế hoạch do ban giám đốc lập.
- Về mặt giá trị:
Công ty thực hiện thu hồi giá trị bằng cách khấu hao, do còn hạn chế về nhiều mặt nên công ty chỉ sử dụng phương pháp khấu hao đương thẳng đối với TSCĐ của mình.
Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư số
45/2013/QĐ -BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Thời gian khấu hao được ước tính như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc : 06-30 năm
- Máy móc, thiết bị : 04-10 năm
- Phương tiện vận tải : 06-10 năm
- Thiết bị văn phòng :03-07 năm
- Các tài sản khác : 03- 05 năm Phương pháp này có ưu điểm là tính tốn đơn giản, chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nên không gây đột biến về giá thành, cho phép công ty dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào các loại TSCĐ.
Tình hình biến động và kết cấu TSCĐ Bảng 2.15: Cơ cấu TSCĐ Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%) I. TSCĐ hữu hình 19.186 19.605 (419) (2,14) 1. Nguyên giá 25.348 23.655 1.693 7,16 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (6.162) (4.050) (2.112) 52,15
II. TSCĐ vơ hình 7.288 7.288 - 0,00
1. Nguyên giá 7.288 7.288 - 0,00
2. Giá trị hao mòn lũy kế - - - -
Cộng 26.474 26.893 (419) (1,56)
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, cả đầu năm và cuối năm cơ cấu TSCĐ bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình, chiếm đa số về mặt giá trị. Công ty trong năm vừa qua có hoạt động bổ sung TSCĐ hữu hình do đầu tư thêm 1693 triệu đồng về máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất; cịn TSCĐ vơ hình thì vẫn giữ ngun. Giá trị hao mịn lũy kế của TSCĐ hữu hình có sự gia tăng từ 4050 triệu đồng vào thời điểm cuối năm 2014 lên 6162 triệu đồng, tăng 2112 triệu đồng, tương ứng 52,15% vào thời điểm cuối năm 2015 đơn thuần xuất phát từ việc cơng ty trích khấu hao hàng năm theo phương pháp đường thẳng.
Về TSCĐ vơ hình của cơng ty bao gồm quyền sử dụng đất (2938 triệu đồng) và các tài sản cố định khác (4350 triệu đồng). Tại thời điểm đầu năm và cuối năm 2015, nguyên giá TSCĐ vơ hình đều đạt 7288 triệu đồng, khơng có sự bổ sung hay thay đổi gì về giá trị, đồng thời giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ vơ hình bằng 0 do Nhà nước quy định đối với trường hợp tài sản cố định vơ hình là quyền sở hữu đất sử dụng lâu năm.
Tình trạng hao mịn và khấu hao của cơng ty
Bảng 2.16: Tình trạng hao mịn và khấu hao
Đơn vị tính: triệu đồng
Loại TSCĐ
31/12/2015 31/12/2014
Nguyên giá Hao mòn lũy kế Hệ số hao mòn Nguyên giá Hao mòn lũy kế Hệ số hao mòn 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 10.378 1.888 18,19 10.378 1.270 12,24 2. Máy móc, thiết bị 13.917 3.874 27,84 12.224 2.520 20,62 3. Phương tiện, vận tải, truyền dẫn 1.053 400 37,99 1.053 260 24,69 4. Quyền sử dụng đất 2.938 0 0,00 2.938 0 0,00 5. TSCĐ vơ hình khác 4.350 0 0,00 4.350 0 0,00 Tổng cộng 32.636 6.162 18,88 30.943 4.050 13,09
Qua bảng dữ liệu trên, tình trạng kỹ thuật của TSCĐ hiện có trong cơng ty tại thời điểm cuối năm 2015 có nhiều biến động so với thời điểm đầu năm. Hệ số hao mịn tồn bộ tài sản tương đối thấp,tại thời điểm cuối năm 2015 là 18,88% trong khi thời điểm đầu năm chỉ là 13,09%. Đi sâu vào tìm hiểu thực tế của cơng ty thì cũng một phần hệ số hao mòn thấp là do hầu hết các thiết bị. phương tiện của cơng ty trung bình mới được 4-5 năm, vẫn được bảo dưỡng và sử dụng rất tốt. Mức độ tăng của hao mòn cũng phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty, với đặc điểm là ngành nghề sản xuất hoạt động liên tục trong năm theo mùa vụ nên việc hao mịn nhanh là điều hồn tồn bình thường. Ta đi sâu vào tìm hiểu cụ thể từng nhóm tài sản như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: Nhóm TSCĐ này có hệ số hao mịn tại thời điểm cuối năm 2015 là 18,19% biến động tăng nhẹ so với đầu năm (đầu năm 12,24%). Giá trị còn lại tại 31/12/2015 đạt 8490 triệu đồng. Các nhà xưởng sản xuất, nhà kho, bãi để vật tư, nhà khối văn phòng cũng được xây dựng từ ngày công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh và tiến hành khai thác dần dần.
Máy móc, thiết bị: Máy móc thiết bị của cơng ty chủ yếu là các loại băng chuyền vận chuyển, ô tô vận tải các loại,… Trong năm công ty thực hiện mua thêm máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất, hầu hết các máy móc thiết bị cịn lại vẫn hoạt động rất tốt. Hệ số hao mòn ở mức thấp 27,84% tại thời điểm cuối năm 2015, điều này cho thấy năng lực cịn có thể khai thác ở nhóm tài sản này khá cao.
Phương tiện, vận tải, truyền dẫn là nhóm tài sản có hệ số hao mịn cao nhất trong nhóm TSCĐ hữu hình, đạt 37,99% tại thời điểm cuối năm 2015. Tuy vậy, nó vẫn phản ánh năng lực cịn lại của TSCĐ tương đối cao và vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi.
Quyền sử dụng đất và TSCĐ vơ hình khác thuộc nhóm TSCĐ vơ hình, hao mịn lũy kế của nhóm này bằng 0 theo quy định của Nhà nước. Trong năm không phát sinh hoạt động tăng giảm TSCĐ của vô hình của cơng ty, cho thấy cơng ty đang ổn định phần TSVH này, chưa cần thiết phải đầu tư mở rộng.
Như vậy, nhìn chung năng lực sản xuất của TSCĐ của công ty vẫn tốt, cuối năm đã tăng so với đầu năm. Điều này cho thấy công ty luôn chú trọng tới việc đầu tư, bảo dưỡng TSCĐ nên hầu hết các TSCĐ của cơng ty vẫn cịn có thể quản trị được. DN cần chú ý theo dõi, kiểm tra thường xuyên các TSCĐ, tránh gấy thất thốt, ứ đọng vốn. Đồng thời có các biện pháp duy tu, bảo dưỡng nhằm gia tăng thời gian quản trị hữu ích của chúng.
Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ, TSCĐ
Ta đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ, TSCĐ thông qua một số chỉ tiêu sau
Bảng 2.17: Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ
Đơn vị tính: triệu dồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần 80.823 63.404 17.419 27,47 2. Nguyên giá TSCĐ bình quân 31.790 27.152 4.638 17,08 3. Vốn cố định bình quân 26.786 23.995 2.791 11,63 4. Lợi nhuận sau thuế 498 761 (263) (34,56) 5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5=1/2) 2,54 2,34 0,21 8,88 6. Hiệu suất sử dụng VCĐ (6=1/3) 3,02 2,64 0,38 14,19 7. Hàm lượng VCĐ (7=3/1) 0,33 0,38 (0,05) (12,43) 8. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (8=4/3) 0,02 0,03 (0,01) (41,38)
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Năm 2015, hiệu suất sử dụng TSCĐ là 2,54 lần tức cứ 1 dồng TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ta 2,56 đồng doanh thu thuần, cho thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty là khá cao. Hệ số đã tăng nhẹ so với năm 2014 là 0,21 lần, tương đương 8,88% , nguyên nhân chủ yếu là do lượng vốn đầu tư vào TSCĐ tăng lên (tăng 17,08%) nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần (tăng 27,47%) thu được từ hoạt động kinh doanh. Như vậy, hiệu suất sử dụng tài sản cố định đang cao và biến động theo chiều hướng tích cực, lượng vốn đầu tư vào TSCĐ chưa phát huy được hết tác dụng, cơng ty cần có các biện pháp để khai thác tối đa, nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Hiệu suất sử dụng VCĐ
Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2015 so với năm 2014 đã tăng từ 2,64 lần lên 3,02 lần, tương ứng tăng 14,19%, tương ứng với mức giảm của hàm lượng VCĐ từ 0,38 lần xuống 0,33 lần. Như vậy, trong năm 2015, cứ trung bình 1 đồng VCĐ bỏ ra thu được 3,02 đồng doanh thuần. Hiệu suất sử dụng VCĐ tăng lên chủ yếu là do VCĐ biến động ít (tăng 11,63%) trong khi doanh thu thuần biến động mạnh hơn nhiều (tăng 27,47%). Hệ số này ở thời điểm đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1 cho thấy DN đang sử dụng VCĐ khá hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng VCĐ
Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ tại thời điểm năm 2015 so với năm 2014 giảm xuống 0,01 lần, tương ứng 41,38%. Điều này có nghĩa là trong năm 2015, trung bình cứ 1 đồng VCĐ bỏ ra thì thu được 0,02 đồng LNST. Điều này là do VCĐ tăng 11,63% trong khi đó trong năm 2015 có phát sinh dùng lợi nhuận thu được để bù lỗ cho những năm trước làm cho lợi nhuận trước và
sau thuế giảm mạnh hơn (giảm 34,56%). Cơng ty cần có biện pháp kịp thời và phát huy hiệu quả sử dụng vốn để thu được lợi nhuận cao hơn.