Sơ đồ 3.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý
2.2 Thực trạng quản trị VKD tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công
2.2.1.1 Tình hình vốn kinh doanh trong thời gian qua
Qua bảng phân tích trên ta thấy trong năm 2015, VKD của cơng ty đã có sự thay đổi cả về quy mô lẫn cơ cấu vốn.
Về quy mô:
Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2015 đạt 50971 trđ, tăng 11185 trđ, tương ứng 28,11% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân là do sự thay đổi về quy mô VCĐ và VLĐ.
- VCĐ: Tại thời điểm 31/12/2015, VCĐ của công ty đạt 26555 trđ, giảm 461 trđ, tương ứng 1,71%. Nguyên nhân giảm là do doanh nghiệp giảm cả phần tài sản cố định (giảm 1,56%) và tài sản dài hạn khác: phần chi phí trả trước dài hạn (giảm 34,15%).
Đây dường như là một động thái cho thấy công ty đang khá thận trọng trong việc đầu tư trang bị máy móc thiết bị để mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng để giảm thiểu gánh nặng trong nợ dài hạn bởi nền kinh tế chưa có dấu hiệu khả quan và phục hồi chậm, thêm vào đó, muốn thu hồi VCĐ cần một khoảng thời gian khá dài, điều này có thể tạo rủi ro cho doanh nghiệp.
- VLĐ: Tại thời điểm cuối năm 2015 đạt 24416 trđ, tăng 11646 trđ, tương ứng 91,2% so với thời điểm đầu năm, đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho VKD tăng một lượng 11185 trđ, tương ứng 28,11%. Nguyên nhân là tăng VLĐ là do doanh nghiệp gia tăng hàng tồn kho lên một lượng 9562 trđ, tương ứng 146,05%. Doanh nghiệp tăng dự trữ hàng tồn kho chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu; ngoài ra cịn có cơng cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa bởi doanh nghiệp dự đoán trước được giá nguyên liệu, vật liệu sẽ gia tăng trong tương lai hoặc xảy ra gián đoạn trong việc cung cấp nguyên vật liệu. Hơn nữa, DN dự đoán được giá bán của thành phẩm sẽ tăng mà quyết định giảm bán ra làm cho dự trữ thành phẩm tăng lên. Đó là tất cả những nguyên nhân làm tăng dự trữ hàng tồn kho, cho thấy DN đang rất cân nhắc về những thay đổi trong
tương lai để có thể có quyết định thu được lợi nhuận cao hơn. Quy mơ VKD tăng cho thấy DN đang có xu hướng mở rộng kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trong ngành.
Về cơ cấu:
Cơ cấu phân bổ vốn theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào VLĐ và giảm tỷ trọng đầu tư vào VCĐ. Tại thời điểm cuối năm 2014, tỷ trọng đầu tư vào VCĐ (67,9%) gấp đôi tỷ trọng đầu tư vào VLĐ (32,1%). Nhưng đến cuối năm 2015 tỷ trọng của VCĐ (52,1%) và VLĐ (47,9%) là gần bằng nhau. Cho thấy DN đã thay đổi một cách rõ rệt, với đặc điểm ngành nghề sản xuất nơng phẩm, rượu… thì cơ cấu vốn thay đổi như trên là hoàn toàn hợp lý.
Vốn lưu động tại thời điểm cuối năm 2015 chiếm tỷ trọng 47,9% tổng VKD, tăng so với thời điểm cuối năm 2014, cụ thể:
+ Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động tại hai thời điểm cuối năm 2015 và cuối năm 2014. Vốn lưu động tăng chủ yếu là do sự gia tăng của hàng tồn kho, cụ thể, so với cuối năm 2014 thì cuối năm 2015 hàng tồn kho đã tăng 146,05%. Trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của chính sách nhà nước dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, đồng thời DN cũng có những chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý để tiết kiệm chi phí sản xuất trong tương lai, cũng như đợi thời điểm để có thể bán hàng được giá như mong muốn.
+ Nợ phải thu: Tại thời điểm cuối năm 2015, các khoản phải thu ngắn hạn của chiếm tỷ trọng chiếm 19,54% giảm so với cuối năm 2014(28,39%) là 8,84%. Điều này chứng tỏ chính sách bán hàng mà DN đang áp dụng mang lại hiệu quả không nhỏ giúp DN giảm nguy cơ nợ phải thu khó địi hoặc rủi ro khơng thu hồi được nợ, mức vốn bị chiếm dụng đang giảm xuống.
+ Tiền và Tài sản ngắn hạn khác cuối năm 2015 so với đầu năm 2015 đều tăng. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng 148 trđ, tương
ứng 13,42%, doanh nghiệp có mức độ vay nợ và chiếm dụng vốn cao và tăng thì việc chủ động tăng dự trữ tiền nhằm đảm bảo chủ động trong thanh toán nhanh là cần thiết. Phần tài sản ngắn hạn khác tăng là do phát sinh phải trả dài hạn khác trong năm 2015, đó là phần vay dài hạn từ các cá nhân là ông Bùi Văn Chiến (3700 triệu đồng) và ông Nguyễn Thanh Nhị (4100 triệu đồng).