Sơ đồ 3.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH đầu tư và phát
phát triển An Đình
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội
3.1.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội thế giới
Năm 2015 đã chứng kiến sự ì ạch của cỗ xe kinh tế tồn cầu, trong đó sự phục hồi ngày càng rõ nét của kinh tế Mỹ chỉ đủ bù đắp cho sự giảm tốc tăng trưởng ở Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.
Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn các nền kinh tế hàng đầu thế giới khác nhờ nhu cầu thị trường nội địa tăng mạnh lên, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng. Các nguồn động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng – lĩnh vực chiếm 70% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ - hiện vẫn đang tích cực, bao gồm tăng trưởng việc làm mạnh, tình hình tài chính của các hộ gia đình được cải thiện và giá xăng giảm xuống mức thấp. Dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,5 – 3% trong năm 2016.
Nền kinh tế khu vực Eurozone được nhận định là sẽ tiếp tục chật vật trong năm 2016 do thị trường lao động èo uột. Tuy vậy, sự kết hợp giữa giá dầu giảm sâu, đồng Euro yếu, những thách thức về tài khóa giảm bớt, sức ép từ nợ nước ngồi nhẹ đi, và chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế ở khu vực này. Theo các chuyên gia kinh tế Eurozone sẽ tăng tốc nhẹ, đạt mức 1,4% trong năm 2016 và mức tăng 0,8% dự kiến đạt được trong năm nay.
Sau khi trải qua cuộc suy thoái lần thứ 4 trong 6 năm, nền kinh tế Nhật sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2016, với mức tăng dự báo sẽ là khoảng 1%.
Chính sách nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) và gói kích thích khổng lồ của Chính phủ Nhật, cùng với giá năng lượng thấp, sẽ là những yếu tố đưa nền kinh tế thứ ba thế giới trơ lại với tăng trưởng. Sự hỗ trợ tiếp theo từ chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ khơng đủ để ngăn tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc còn 6,5% trong năm tới. Mức tăng này là yếu tố “chuẩn” của Trung Quốc, những vấn là niềm mơ ước của tất cả các nền kinh tế lớn khác trên thế giới.
Mấy năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu đã phải đối mặt với nhiều “lời nguyền” bao gồm nợ công và nợ của khu vực kinh tế của khu vực tư nhân ở mức cao, kéo theo quá trình giảm nợ của các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.
Tuy vậy sang năm 2016, những yếu tố cản trở tăng trưởng này sẽ giảm xuống ở một số quốc gia, nhất là Mỹ và Anh. Đó là lý do vì sao mà các nền kinh tế này sẽ tăng trưởng khả quan hơn.
3.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội trong nước
Năm 2015, lần đầu tiên trong nhiều năm chúng ta hoàn thành được chỉ tiêu về kinh tế xã hội đã đặt ra, riêng chỉ tiêu về chỉ số giá tiêu dùng thì thấp hơn kế hoạch – điều này cho thấy dự báo của cơ quan điều hành kinh tế vĩ mơ của cả nước có bước tiến, trước đây chúng ta dự báo nền kinh tế một đằng nhưng thực tế tốc độ tăng trưởng lại giảm thấp hơn.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, tăng trưởng thuận lợi hơn chủ yếu nhờ yếu tố bên trong như: tiêu dùng phục hồi nhờ lạm phát thấp trong năm 2015 giúp cải thiện sức mua của dân chúng; đầu tư tư nhân cải thiện do môi trường kinh tế vĩ mô cùng với những cải cách có thể chế sẽ tạo dựng niềm tin của doanh nghiệp và hộ gia đình; khả năng thu hút đầu tư nước ngồi cao hơn với triển vọng TPP được ký kết trong năm 2016…
Bên cạnh đó, tổng cung cũng được cải thiện nhờ quá trình tái cơ cấu dần phát huy tác dụng đối với năng suất của nền kinh tế. Hơn nữa, giá hàng hóa thế giới tiếp tục giảm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy tổng cung trong nước.
Kinh tế thế giới mặc dù phục hồi nhưng chậm và cịn khơng ít bất trắc. Giá hàng hóa thế giới được dự báo giảm khơng chỉ trong năm 2016 mà thậm chí ở những năm tiếp theo phần nào sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo tốc độ tăng trưởng quý 1/2016 sẽ là 5,4% cao hơn cùng kỳ 2015.
Lạm phát sẽ khơng có biến động lớn do tổng cầu trong năm 2016 mặc dù cải thiện so với năm 2015, nhưng ở mức độ vừa phải và không gây áp lực lên lạm phát. Trong khi đó giá hàng hóa thế giới được dự báo sẽ giảm trong năm 2016, tạo điều kiện cắt giảm chi phí sản xuất và khơng tạo ra yếu tố lạm phát chi phí đẩy. Đồng thời lạm phát tâm lý sẽ tiếp tục ổn định nhờ ổn định kinh tế vĩ mơ năm 2015. Do đó lạm phát 2016 phụ thuộc chủ yếu vào chính sách quản lý giá các mặt hàng cơ bản.
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển công ty
Trước những bối cảnh kinh tế vĩ mô và vi mơ trước mắt, trong thời gian tới tồn thể cán bộ công nhân viên của công ty TNHH dầu tư và phát triển cơng nghệ An Đình đều dốc sức hướng tới mục tiêu giữ vững và tăng cường hơn nữa vị thế và uy tín lâu năm của mình trên thị trường tỉnh và liên tỉnh. Và, để đạt được điều này, ban lãnh đạo công ty quán triệt sâu sắc các mục tiêu hoạt động cụ thể đó là phấn đấu tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, nâng cao thu nhập bình qn đầu người cho cơng nhân viên của công ty.
Trên cơ sở nhu cầu thị trường, năng lực kinh doanh và việc nắm bắt các dấu hiệu của nền kinh tế, công ty đã và đang xây dựng cho mình chiến lược
phát triển kinh doanh tồn diện trong những năm tới, mà trước hết là năm 2016.
Thứ nhất: đảm bảo đủ vốn trong thời gian tới cho hoạt động của cơng ty,
tránh tình trạng thiếu vốn gây căng thẳng và gián đoạn quá trình kinh doanh khi vào mùa vụ.
Thứ hai: Nâng cao công tác quản trị các nguồn lực, đặc biệt là công tác
quản trị vốn lưu động, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh, hoàn thiện các quy chế quy định phù hợp luật pháp hiện hành. Hệ thống quản trị công ty phát huy đem lại hiệu quả cao cho công ty, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro đối với công ty.
Thứ ba: Tăng cường sức mạnh tự chủ tài chính để mở rộng quy mơ sản
xuất kinh doanh bằng cách cải thiện lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính. Từ đó tăng cường khả năng tích lũy từ nguồn vốn bên trong.
Thứ tư: Xây dựng quan hệ, uy tín tốt đẹp với các đối tác và khách hàng,
tiếp tục củng cố quan hệ với khách hàng quen thuộc, phát triển làm ăn với các khách hàng mới và khách hàng tiềm năng. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường trên các lĩn vực mà cơng ty có lợi thế.
Thứ năm: Nâng cao trình độ quản lý của cán bộ cấp cao, đổi mới cách
thức quản lý để bắt kịp với xu hướng năng động của nền kinh tế thị trường.