2 Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chín h Ngân sách của Quốc hội về quyết toán ngân sách nhà nước năm
3.3.2 Phân bổ, quản lý và điều hành kế hoạch nguồn vốn đầu tư
3.3.2.1. Phân bổ vốn đầu tư
Để xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ được duyệt. Công tác quy hoạch phải đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư trung và dài hạn. Trên cơ sở kế hoạch đầu tư trung và dài hạn lập danh mục thứ tự ưu tiên đầu tư để triển khai công tác chuẩn bị đầu tư làm căn cứ bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm. Chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn và chỉ đưa vào kế hoạch đầu tư các dự án đã có đủ thủ tục đầu tư, các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án về kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các dự án từ nguồn vốn đối ứng của Chính phủ. Điều hành kế hoạch vốn phải đảm bảo được mục đích đề ra như thời gian thực hiện dự án, vận hành, khai thác và sử dụng có hiệu quả.
3.3.2.2. Quản lý, điều hành kế hoạch nguồn vốn đầu tư Về phía các cấp Bộ, ngành và các địa phương:
- Điều chỉnh hạn mức đầu tư kế hoạch vốn năm cho các Bộ, ngành, địa phương trong đó Kho bạc nhà nước các cấp lập kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng quý gửi cơ quan tài chính các cấp để kịp thời điều chỉnh, nếu các dự án thực hiện việc giải ngân chậm theo từng quý sẽ được Kho bạc nhà nước thông báo và gửi người quyết định đầu tư để kịp thời điều hành và có chế tài mạnh với các chủ đầu tư khơng chấp hành, tránh tình trạng chạy chi ngân sách quý cuối năm.
- Cần rà soát lại các dự án đã và đang đầu tư, điều chỉnh vốn cho các dự án ưu tiên như cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo định hướng phát triển kinh tế xã hội theo kế hoạch trung hạn và dài hạn.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách. Nâng cao vai trò của tổ chức tư vấn kiểm toán độc lập song song với cơ chế ưu đãi cho các tổ chức này, tăng số lượng và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ thanh tra xây dựng các cấp từ Trung ương đến
địa phương, làm rõ trách nhiệm và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho hội đồng nhân dân các cấp.
Về phía Cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước
- Cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước cần tham mưu và tư vấn cho chính quyền các cấp chính sách tiết kiệm đồng bộ, kiểm sốt và nâng cao hiệu quả chi đầu tư, cắt giảm vốn đối với các dự án chưa thật cấp bách hoặc hiệu quả đầu tư thấp, tập trung nguồn vốn cho các cơng trình trọng điểm quốc gia, các cơng trình hồn thành trong năm kế hoạch, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng, nếu làm tốt được các vấn đề trên sẽ tiết kiệm tiền NSNN làm tăng phương tiện thanh tốn, góp phần ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát.
- Tập trung đầu mối quản lý kế hoạch vốn đầu tư cho cơ quan tài chính các cấp gắn kết với Kho bạc nhà nước để kiểm soát các hoạt động chi ngân sách, gắn với chế độ, chính sách và cơ chế kiểm tra giám sát việc sử dụng công quỹ thông qua nghiệp vụ, biện pháp tài chính.
- Cần thường xuyên kiểm tra, rà soát các dự án của các đơn vị sử dụng ngân sách theo từng quý (năm), tồn quỹ ngân sách, số thu trong kỳ để điều hành ngân sách quý (năm) phối hợp cơ quan tài chính các cấp kịp thời điều chỉnh kế hoạch.