Giải pháp tăng cường nội lực của Công ty

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách, áp dụng cho công ty cổ phần xây dựng c.e.o (Trang 81 - 84)

2 Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chín h Ngân sách của Quốc hội về quyết toán ngân sách nhà nước năm

3.5.1 Giải pháp tăng cường nội lực của Công ty

3.5.1.1 Tăng cường tiềm lực tài chính

Năng lực tài chính mạnh sẽ là một lợi thế của cơng ty, mang lại nhiều cơ hội để công ty tiếp cận với các dự án. Trên thực tế các doanh nghiệp xây lắp nói chung và cơng ty cổ phần xây dựng C.E.O nói riêng thường bị chiếm dụng vốn rất lớn và kéo dài nên gặp nhiều khó khăn trong thanh tốn và trả lãi. Do đó cơng ty cần tìm ra các giải pháp về vốn, các nguồn huy động vốn của công ty:

- Huy động vốn từ nội bộ doanh nghiệp: Vay vốn của cán bộ cơng nhân viên: với hình thức huy động vốn này sẽ làm cho cán bộ cơng nhân viên gắn bó với cơng ty hơn, có trách nhiệm với cơng ty hơn.

- Huy động vốn từ bên ngồi doanh nghiệp:

+ Tín dụng thương mại: Với hình thức này, công ty mua chịu của các nhà cung cấp mà chưa phải trả tiền do cơng ty có mối quan hệ làm ăn lâu dài và luôn giữ uy tín với họ.

+ Vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác: Tuy nhiên, để vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải có bản báo cáo kế hoạch sử dụng vốn cụ thể để ngân hàng thẩm định cũng như cần có tài sản để thế chấp cho các khoản vay đó. Thêm nữa, các điều kiện của ngân hàng đưa ra thường là khá ngặt nghèo, điều kiện cho vay thường là giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng.

+ Nhận tiền ứng trước của khách hàng: Đây là hình thức tài trợ vốn ngắn hạn rất có lợi cho cơng ty, do vậy cơng ty nên khai thác tối đa nguồn vốn này.

+ Th mua trả góp: cơng ty mua máy móc thiết bị của chủ tài sản và trả tiền dần. Bằng hình thức này, cơng ty có thể nhận tài sản mà khơng phải đi vay tiền của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

+ Thanh lý các tài sản máy móc thiết bị cũ hoặc khơng sử dụng để có một khoản vốn tái đầu tư, cho thuê máy khi máy tạm thời nhàn rỗi.

3.5.1.2 Tăng cường năng lực máy móc thiết bị, cơng nghệ thi cơng

- Đối với những máy móc thiết bị cũ, lạc hậu thì cần thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư vào máy móc thiết bị mới.

- Đầu tư có trọng điểm vào máy móc thiết bị, tránh đầu tư tràn lan gây lãng phí, khơng hiệu quả.

Để đầu tư máy móc thiết bị, cơng ty cần nghiên cứu thị trường xây dựng, thị trường máy móc thiết bị đồng thời nghiên cứu quy trình cơng nghệ đi kèm với máy móc thiết bị và các vấn đề có liên quan bao gồm: giá cả, kiểu dáng, phụ tùng của máy móc thiết bị, khả năng vận hành, bí quyết cơng nghệ ...Việc mua sắm máy móc thiết bị thi cơng cần nghiên cứu như dạng đề án mở rộng sản xuất. Phải xác định được sự cần thiết phải mua sắm, cần thấy rõ được chi phí thực tế cho mua sắm và khả năng chi trả nợ vay nếu phải vay để mua. Phải phân tích kinh tế, thời gian hồn trả vốn để có kế hoạch sử dụng máy sao cho hiệu quả nhất. Cần có phương án đầu tư mua sắm sao cho đạt hiệu quả kinh tế nhưng đảm bảo chắc chắn chất lượng máy móc. Giá máy móc xây dựng thường đắt nên phương thức thu mua theo kiểu đấu thầu mua sắm trang thiết bị là hình thức thích hợp. Nên

yêu cầu máy phải do nhà sản xuất bán hoặc đại diện hợp pháp của nhà sản xuất bán, không mua qua trung gian hay nhà cung cấp không chuyên. Mua qua nhà cung cấp không chuyên, khi máy có sự cố ít khi được giải quyết thấu đáo.

Nên đi thuê máy trong trường hợp: khối lượng công việc phải thực hiện của máy ít (nhất là khơng đảm bảo sản lượng hoà vốn), các máy quý hiếm và đắt nhưng số lần sử dụng ít, máy khơng có khả năng đa năng hố và cho thuê khi rỗi việc, cơng ty thiếu vốn, tính tốn hiệu quả kinh tế không đảm bảo.

3.5.1.3 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

- Đưa các cán bộ kỹ thuật tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công việc và thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật của nhà nước. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ cơng nhân viên tự học tập để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Đẩy mạnh phong trào cán bộ cũ kèm cán bộ mới.

- Tổ chức các chương trình huấn luyện và đào tạo cán bộ cơng nhân viên có mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển từng thời kỳ và chiến lược phát triển dài hạn của Cơng ty, trong đó ưu tiên và nhanh chóng đào tạo cán bộ quản lý cấp cao, các chỉ huy trưởng. Đào tạo nhân viên theo từng cấp độ phù hợp với lộ trình phát triển của nhân viên.

- Đảm bảo cơng bằng, cơng khai, chính sách lương, thưởng gắn với hiệu quả và chất lượng làm việc nhằm tạo động lực để cán bộ công nhân viên sáng tạo trong cơng việc. Khuyến khích các thành viên làm việc tốt, chất lượng cao, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo tinh thần thi đua của mọi người, khơng bình qn chủ nghĩa.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân.

- Do đặc điểm của sản xuất xây dựng là thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao theo lãnh thổ nên không thể mang tồn bộ cán bộ, cơng nhân từ cơng trình này đến cơng trình khác mà chỉ có thể đưa một số cán bộ chủ chốt, một số công nhân lành nghề đến công trường và thuê lao động địa phương để tạo điều kiện thi công thuận lợi. Sử dụng lao động địa phương vừa giúp cơng ty tiết kiệm chi phí

đi lại, chi phí lán trại tạm tại hiện trường vừa tránh những tranh chấp giữa những lao động khác và lao động địa phương. Đây là một biện pháp mà nhiều nhà thầu áp dụng để tiết kiệm chi phí.

- Trong đội ngũ cán bộ của công ty cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm cơng tác thanh, quyết tốn như:

+ Bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ làm cơng tác thanh, quyết toán bằng cách cho họ đi học các lớp về đo bóc khối lượng, thanh quyết toán.

+ Tuổi trẻ thường rất nhiệt tình, năng động, sáng tạo vì thế cần có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, làm tiền đề cho lớp người kế cận sau này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách, áp dụng cho công ty cổ phần xây dựng c.e.o (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)