Thực trạng về quản lý và điều hành vốn trong đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách, áp dụng cho công ty cổ phần xây dựng c.e.o (Trang 32)

Công tác quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước trong những năm qua chưa hoàn thành kế hoạch đặt ra, khối lượng giải ngân vốn đạt tỷ lệ thấp, nhất là nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ. Nguyên nhân chính là từ khâu xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kế hoạch vốn của các Bộ, ngành, địa phương chưa xác định rõ hướng ưu tiên đầu tư mà còn đầu tư theo chiều rộng, nặng về cơ chế “xin-cho” vốn, dẫn đến quá trình triển khai thực hiện đã nảy sinh nhiều vướng mắc.

Trong khi chính quyền các cấp chưa bám sát kế hoạch vốn hàng năm được giao để đôn đốc kịp thời các Chủ đầu tư trong việc điều chỉnh kế hoạch vốn theo thời gian như quý, năm dẫn đến tình trạng các quý đầu triển khai giải ngân vốn chậm mà dồn vào quý cuối năm. Việc giải ngân vốn chậm đã gây ra lãng phí vốn, thời gian, cơ hội và hiệu quả đầu tư.

Thực trạng quản lý và điều hành kế hoạch vốn 3 năm: 2008-2010 được phản ánh như sau (xem bảng 2.1)

Trong đó, Kế hoạch vốn đã thanh toán theo thống kê Kho bạc nhà nước Trung ương năm 2008 là 75.666 tỷ đồng, năm 2009 là 83.324 tỷ đồng, năm 2010 là 98.670 tỷ đồng với khoảng 4 vạn dự án đầu tư đang được triển khai. Tuy nhiên mới thực hiện được số vốn thanh toán là: năm 2008 là 66.450 tỷ, số vốn chưa được giải ngân là 9.216 tỷ đồng, chiếm 12.18% kế hoạch vốn cả năm. năm 2009 là 69.682 tỷ, số vốn chưa giải ngân là 13.642 tỷ, chiếm 16.37%; năm 2010 là 84.900 tỷ, số vốn chưa giải ngân là 13.770 tỷ chiếm 13.95%. Qua số liệu trên cho thấy nguồn vốn ngân sách hàng năm cho đầu tư phát triển ngày càng tăng, số vốn đã thanh toán hàng năm đều vượt giá trị khối lượng thực hiện (khoảng 11%), trong khi tỷ lệ giải ngân giữa số vốn đã thanh toán so với kế hoạch vốn đều chậm. Đây là một vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội về việc giải ngân vốn

chậm trong khi nguyên nhân không phải là thiếu vốn mà chính là quá trình thực hiện và cơ chế chính sách đầu tư còn nhiều bất cập.

Bảng 2.1: Kết quả thanh toán vốn đầu tư trong 3 năm 2008-2010

TT Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Kế hoạch vốn thanh toán 75.666 83.324 98.670

2 Giá trị khối lượng thực hiện 60.128 62.478 76.450

3 Số vốn thanh toán năm 66.450 69.682 84.900

4 Số vốn chưa được giải ngân 9.216 13.642 13.770

5 Tỷ lệ chưa giải ngân so với kế

hoạch vốn: (dòng (1)-(3))/dòng(1) 12.18% 16.37% 13.95%

6 Tỷ lệ số vốn đã thanh toán so với giá trị khối lượng thực hiện

dòng (3)/dòng (2)

110,51% 111.53% 111.05%

Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ tốc độ giải ngân chậm. Tổng kế hoạch vốn trái phiếu đã nhận 13 tháng (tính từ 01/01/2007 đến hết tháng 31/01/2008) là 18.485 tỷ đồng. Trong đó vốn TPCP do Trung ương quản lý là 10.546 tỷ đồng, do địa phương quản lý là 7.939 tỷ đồng. Giá trị khối lượng thực hiện gửi đến KBNN ước đến hết tháng 1/2008 là 10.900 tỷ đồng đạt 58.97% kế hoạch vốn năm 2007, trong đó: dự án do trung ương quản lý là 6.100 tỷ đồng đạt 57.84% kế hoạch vốn năm 2007, dự án do địa phương quản lý là 4.800 tỷ đồng đạt 60.46%kế hoạch vốn năm 2007.

Luỹ kế số vốn giải ngân từ khởi công (từ năm 2006 đến hết tháng 1/2009) là 42.671,8 tỷ đồng, trong đó giải ngân trong năm 2008 là 18.030 tỷ đồng, bao gồm giải ngân cho kế hoạch năm trước chuyển sang là 4.530 tỷ đồng, giải ngân các dự án thuộc kế hoạch năm 2008 đến hết tháng 1/2009 ước là 13.500 tỷ đồng đạt 73.03 % kế hoạch 2008.

Tính đến hết tháng 01 năm 2009, giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành của kế hoạch vốn đầu tư năm 2008 gửi đến Kho bạc Nhà nước đề nghị thanh toán ước là 76,450tỷ đồng đạt 77,48% kế hoạch; trong đó ngân sách trung ương là 17,900tỷ đồng đạt 82,13% kế hoạch, ngân sách địa phương là 58,550 tỷ đồng đạt 76,17% kế hoạch; Vốn đầu tư thanh toán ước là 84,900 tỷ đồng đạt 86,04% kế hoạch đã thông báo sang KBNN, trong đó thanh toán vốn đầu tư ngân sách trung ương 19,850 tỷ đồng đạt 91,07 % kế hoạch và ngân sách địa phương 65,050 tỷ đồng đạt 84,62 % kế hoạch (Xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2008

Đơn vị: tỷ đồng

Số T T

Nội dung Kế hoạch năm 2008

Giá trị KLTH Vốn thanh toán Tổng số % so KH Tổng số % so KH (1) (2) (3) (4) (5)=(4):(3) (6) (7)=(6):(3) XDCB tập trung (I+II) 98,670 76,450 77,48 84,900 86,04 Vốn trong nước 89,285 67,500 75,60 75,800 84,90 Vốn ngoài nước 9,385 8,950 95,36 9,100 96,96 I Ngân sách Trung ương 21,796 17,900 82,13 19,850 91,07 Vốn trong nước 15,249 11,500 75,41 13,400 87,87 Vốn ngoài nước 6,547 6,400 97,75 6,450 98,52 II Ngân sách địa phương 76,872 58,550 76,17 65,050 84,62 Vốn trong nước 74,035 56,000 75,64 62,400 84,28 Vốn ngoài nước 2,837 2,550 89,88 2,650 93,41

- Một nguồn vốn đầu tư thông qua nhiều mối quản lý nên tính chịu trách nhiệm không tập trung và không cao.

- Trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, thủ tục đấu thầu, quy trình thanh toán quyết toán còn rườm rà, thiếu chặt chẽ, nhiều kẽ hở.

- Kiểm tra và giám sát đầu tư chưa được chặt chẽ, chưa coi trọng công tác này. - Công tác xây dựng kế hoạch và bố trí nhiều dự án chưa được đảm bảo. - Thủ tục thu hồi đất giải phóng mặt bằng, tái định cư chậm triển khai. - Năng lực tài chính, thiết bị và nhân lực yếu kém của nhà thầu.

- Các nhà thầu có số dư nợ lớn, do đó các ngân hàng tập trung thu nợ và siết chặt vốn vay dẫn đến tình trạng thiếu vốn.

- Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, nhà thầu năng lực còn hạn chế dẫn đến tiến độ lập, thẩm tra, điều chỉnh và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán thường bị chậm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách, áp dụng cho công ty cổ phần xây dựng c.e.o (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)