1.4.2.1. Hạch toán lao động
Để quản lý và sử dụng lao động ở doanh nghiệp, nhất thiết phải tiến hành hạch toán lao động. Đây là loại hạch toán nghiệp vụ mà nội dung của nó là hạch tốn số lượng lao động, hạch toán thời gian lao động và hạch toán kết quả lao động.
-Hạch toán số lượng lao động là hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, tính chất cơng việc và theo trình độ cấp bậc kỹ thuật của cơng nhân viên. Việc hạch tốn này thường do phòng tổ chức lao động - tiền lưong theo dõi và các số liệu lao động được thể hiện trong "Sổ danh sách lao động của doanh nghiệp".
- Hạch toán thời gian lao động là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận, tổ, phịng trong doanh nghiệp. Thơng thường từng bộ phận sử dụng lao động ghi chép thời gian lao động của từng người trong tháng vào "Bảng chấm công" và đến cuối tháng gửi "Bảng chấm cơng" này cho phịng tổ chức - lao động - tiền lương, thơng báo kịp thời việc quản lý tình hình huy động
sử dụng thời gian công nhân viên tham gia lao động và là cơ sở để tính tiền lương đối với những người hưởng lương theo thời gian.
- Hạch toán kết quả lao động là việc theo dõi, ghi chép kết quả lao động của công nhân viên, biểu hiện bằng số lượng công việc, khối lượng sản phẩm, cơng việc đã hồn thành của từng người hay của từng tổ, nhóm lao động. Để hạch tốn kết quả lao động, thông thường các doanh nghiệp thường sử dụng các chứng từ như: Hợp đồng giao khoán, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc cơng việc hồn thành, Phiếu báo làm thêm giờ... Hạch toán kết quả lao động là cơ sở để doanh nghiệp tính tiền lương cho người lao động hay bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm.
Như vậy, hạch tốn lao động vừa có tác dụng quản lý, huy động, sử dụng lao động đồng thời là cơ sở để doanh nghiệp tính tiền lương phải trả cho người lao động. Cho nên để tính đúng tiền lương cho cơng nhân viên thì điều kiện tiên quyết phải hạch tốn lao động chính xác, đầy đủ, khách quan.