Xác định mức độ trọng yếu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán immanuel” (Trang 86 - 88)

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu Tổng tài sản

Giá trị tổng tài sản được lựa chọn (a) 65,734,015,099

Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu (b) 2%

Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 1,314,680,302

Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*60% 788,808,181

Ngưỡng sai sót khơng đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua

(e)=(d)*4% (tối đa)

31,552,327

Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán

Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước

Mức trọng yếu tổng thể 1,314,680,302 1,211,762,174

Mức trọng yếu thực hiện 788,808,181 727,057,305

Ngưỡng sai sót khơng đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua

31,552,327 29,082,292

Như vậy mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC là 1,314,680,302 VNĐ và ngưỡng sai sót có thể chấp nhận được của mức trọng yếu thực hiện là 31,552,327 VNĐ tức là sai sót dưới mức này khơng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC và có thể chấp nhận được.

b. Đánh giá rủi ro

Sau khi đã tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV đánh giá xem HTKSNB hữu hiệu và đáng tin cậy không, nhận định những rủi ro mà khách hàng gặp phải. Từ đó, KTV xem xét mức độ ảnh hưởng của những rủi ro đó đến việc lập BCTC và đến từng khoản mục trên Báo cáo.

KTV đánh giá đồng thời rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức nào. Dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV để đưa ra nhận xét ban đầu về các khoản mục trên báo cáo. Những khoản mục thường được xem xét là: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, đầu tư ngắn hạn, TSCĐ…

KTV tiến hành thu thập số dư của từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán mà KTV đã đánh giá mức trọng yếu và họ hồi nghi rằng trên các khoản mục đó có khả năng chứa đựng những sai phạm trọng yếu. KTV xem xét một số yếu tố sau đây:

- Bản chất, quy mô của khoản mục.

- Mức độ trọng yếu của số dư mỗi khoản mục

- Các yếu tố rủi ro trong q trình kiểm tốn viên tìm hiểu về hoạt động

kinh doanh của khách hàng

- Các rủi ro được kiểm toán viên xác định trong q trình thực hiện các

thủ tục phân tích trong bước lập kế hoạch kiểm toán

- Rủi ro kiểm toán, chẳng hạn các vấn đề kỳ kiểm toán trước gặp phải

hoặc khách hàng có mơi trường kiểm sốt yếu kém.

Đối với công ty ABC là khách hàng mới của cơng ty, khi tìm hiểu về hệ thống kế tốn của cơng ty, KTV nhận thấy trình độ của kế tốn viên khơng đồng đều và yếu, KTV nghi ngờ các sai phạm về chế độ lập và khai chứng từ hóa đơn khơng được tuân thủ. Do đó, KTV đánh giá mức rủi ro tiềm tàng là cao đối với tất cả các khoản mục trên Báo cáo tài chính.

- Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính

Kiểm tốn dựa vào sự hiểu biết của mình về hệ thống kiểm sốt nội của công ty khách hàng, tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát đốivới khoản mục trên Báo cáo tài chính.

Qua q trình thực hiện xem xét các khoản mục trên báo cáo tài chính và xác định mức trọng yếu của các khoản mục, KTV đưa ra nhận xét về một số khoản mục mà theo KTV có chứa đựng rủi ro tiềm tàng.

KTV dựa trên kết quả tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của cơng ty ABC tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán immanuel” (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)