1. Phương pháp đối chiếu
- Trong một quần thể, ở những người khỏe mạnh cũng như ở những người bị bệnh, một phương pháp chẩn đốn có thể đưa lại kết quả thật, kết quả giả, các kết quả này được kiểm tra lại bằng các phương pháp đối chiếu.
+ Khái niệm về độ nhạy, độ đặc hiệu, và các giá trị tiên đốn:
Dùng một thử nghiệm định tính để phát hiện một bệnh trong quần thể, khi đối chiếu với kết quả của một test tốt nhất hiện có, sẽ cho kết quả như sau:
TEST ĐỐI CHIẾU
Có bệnh Không bệnh Tổng TEST NGHIÊN CỨU (+) a (thật) b (giả) a + b (-) c (giả) d (thật) c + d Tổng a + c b + d a + b + c + d
1.1. Độ nhạy (Sensitivity)
Độ nhạy của một thử nghiệm là tỷ lệ giữa các kết quả dương tính thật so với tổng số người bị bệnh thật sự, hay chính là khả năng phát hiện bệnh của thử nghiệm đó.
1.2. Độ đặc hiệu (Specificity)
Độ đặc hiệu của một thử nghiệm là tỷ lệ giữa các kết quả âm tính thật so với tổng số người lành thật sự hay chính là khả năng nói lên sự khơng có bệnh của thử nghiệm đó.
1.3. Giá trị tiên đốn của kết quả dương tính (Positive predictive value)
Giá trị tiên đốn của kết quả dương tính là tỷ lệ giữa các kết quả dương tính thật so với tổng số các kết quả dương tính, hay chính là xác suất bị bệnh của một cá thể có kết quả dương tính qua thử nghiệm.
1.4. Giá trị tiên đóan của kết quả âm tính (Negative predictive value)
Giá trị tiên đoán của kết quả âm tính là tỷ lệ giữa các kết quả âm tính thật so với tổng số các kết quả âm tính, hay chính là xác suất không bị bệnh của một cá thể có kết quả âm tính qua thử nghiệm.
1.5. Giá trị tổng quát (General value)
Giá trị tổng quát của một thử nghiệm là tỷ lệ giữa các kết quả thật so với toàn bộ các kết quả của thử nghiệm đã được thực hiện.
Tất cả các chỉ số nói trên đều được biểu thị dưới dạng %. Dựa vào các định nghĩa trên ta có các cơng thức:
26 Độ nhạy a Se = x 100 a + c Độ đặc hiệu d Sp = x 100 d + b
Giá trị tiên đốn của kết quả dương tính a
Vp = x 100 a + b
Giá trị tiên đốn của kết quả âm tính d
Vn = x 100 d + c Giá trị tổng quát a + d Vg = x 100 a + b + c + d Ví dụ:
Thiếu máu Bình thường Tổng TEST Hb ≤ 12 g% (+) 19 10 29 (-) 1 70 71 Tổng 20 80 100 Se = (19 / 20) x 100 = 95% Sp = (70 / 80) x 100 = 88% Vp = (19 / 29) x 100 = 66% Vn = (70 / 71) x 100 = 99% Vg = [(19 + 70) / (19 + 10 + 1+ 70)] x 100 = 89%
Thiếu máu Bình thường Tổng TEST Hb ≤ 10 g% (+) 15 5 20 (-) 2 78 80 Tổng 17 83 100 Se = (15 / 17) x 100 = 88% Sp = (78 / 80) x 100 = 94% Vp = (15 / 20) x 100 = 75% Vn = (78 / 80) x 100 = 98% Vg = [(15 + 78) / (15 + 5 + 2+ 78)] x 100 = 93%
Phương pháp lý tưởng thì phải có độ nhạy, độ đặc hiệu, và các giá trị tiên đoán cao gần 100%; nhưng đó chỉ là một sự chấp nhận về nguyên tắc, còn trên thực tế thì khó được như vậy. Cho nên, khi áp dụng trong thực tiễn cần phải lựa chọn và phải phối hợp các thử nghiệm trong các chương trình phát hiện bệnh.
2. Biến số liên tục - cơ sở của việc chẩn đoán
Vấn đề quan trọng nhất trong việc chẩn đoán của một thử nghiệm là chọn lựa ngưỡng ranh giới giữa người bình thường và người bị bệnh. Nếu như các biến số liên tục phân phối kiểu một đỉnh thì người bị bệnh sẽ nằm phía này hoặc phía kia của đường biểu diễn bình thường. Ví dụ: huyết áp động mạch, cholestérol máu, đường máu, áp lực nhãn cầu,vv...
27
3. Giá trị của phương pháp chẩn đoán tùy thuộc tỷ lệ hiện mắc của bệnh nghiên cứu
Giá trị tiên đốn của một test khơng hồn tồn hằng định, mà có sự thay đổi, bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ hiện mắc của bệnh. Nếu như một bệnh có tỷ lệ hiện mắc (p) nhỏ, thì ngay cả một test rất đặc hiệu cũng sẽ đem lại nhiều kết quả dương tính sai.
Hay: p càng nhỏ thì Vp càng thấp và Vn càng cao, và ngược lại: p càng lớn thì Vp càng cao và Vn càng thấp.
4. Giá trị của phương pháp tùy thuộc vào sự phối hợp của các nghiệm pháp khác nhau
Đôi khi phải sử dụng cùng một lúc 2 nghiệm pháp để phát hiện một bệnh để làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của viêc phát hiện bệnh