Khái niệm chung

Một phần của tài liệu scribfree.com_nguyen-hoang-nhat-minh-2019-dich-te-hoc-spm-302-2020s-ref (Trang 81 - 82)

Để chứng minh giá trị của một giả thuyết, chứng minh kết quả của một nghiên cứu phân tích bằng quan sát trước đây, có thể tiến hành bước tiếp theo là nghiên cứu phân tích bằng thực nghiệm (hay Dịch tễ học thực nghiệm). Thực nghiệm được tiến hành có thể trên động vật, có thể trên người tình nguyện, để có thể nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm cũng như các bệnh không truyền nhiễm. Có thể thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm như sau:

BỆNH TRUYỀN NHIỄM BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM

Động vật

- Gây dịch trên quần thể động vật. - Gây ung thư thực nghiệm

- Nghiên cứu vaccin. - Gây xơ vữa động mạch thực nghiệm

- Virus học thực nghiệm

Người

- Thử vaccin.

- Nghiên cứu trên người tình nguyện. - Gây nhiễm bệnh trên người.

- Thực nghiệm phơi nhiễm với các yếu tố căn nguyên. - Nghiên cứu và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. - Nghiên cứu việc ngừng phơi nhiễm với các yếu tố độc hại.

Dịch tễ học thực nghiệm liên quan mật thiết với các môn khoa học khác như: vi sinh học, miễn dịch học, huyết thanh học, độc chất, lâm sàng, và các lĩnh vực khác của y tế cộng đồng...Khi tiến hành nghiên cứu, ngoài việc ghi nhận các kết quả bằng phương pháp quan sát (Dịch tễ học mô tả, nghiên cứu phân tích bằng quan sát), dịch tễ học thực nghiệm có đưa thêm một yếu tố mới vào quá trình diễn biến tự nhiên của bệnh, đó chính là sự can thiệp (bằng thuốc, vaccin...) và sau đó, đánh giá hiệu lực của sự can thiệp đó. Nghiên cứu thực nghiệm là sự chứng minh trực tiếp mối quan hệ nhân quả.

Vì nhiều lý do như: đạo đức, sức khỏe, chính trị... cho nên, tiến hành thực nghiệm trên người gặp nhiều khó khăn. Tùy theo điều kiện cho phép, cơ hội thuận tiện..., có thể thực hiện các loại thực nghiệm khác nhau.

1. Thực nghiệm trong điều kiện khơng kiểm sốt

72

nghiệm. Ví dụ: tiêm chủng vaccin cho một tập thể để làm hạ thấp tỷ lệ mới mắc một bệnh là một thực nghiệm; nghiên cứu này nhằm chứng minh hiệu lực của vaccin, kết quả của chương trình tiêm chủng, sự đáp ứng miễn dịch của cá thể và của quần thể. Phân phối lương thực cho một quần thể dân cư đang bị đói, làm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của họ, cũng là một ví dụ.

Trong loại nghiên cứu này, tất cả những ai cần thiết được chăm sóc đều tham dự vào; các đối tượng nghiên cứu không được lựa chọn của người nghiên cứu.

2. Thực nghiệm trong điều kiện có kiểm sốt

Để chứng minh trực tiếp, khách quan, chính xác mối quan hệ nhân quả, chứng minh hiệu lực của một chương trình can thiệp, khi nghiên cứu phải chọn 2 nhóm:

- Nhóm nghiên cứu: Chịu sự can thiệp.

- Nhóm chứng: Khơng chịu sự can thiệp. Sau đó so sánh kết quả của hai nhóm đó.

Cũng dùng cách này để so sánh phương pháp can thiệp mới và phương pháp can thiệp tốt nhất trước đây; cũng có thể so sánh phương pháp can thiệp mới và tình trạng khơng chịu sự can thiệp nào cả. Thực chất đây là phương pháp so sánh thực nghiệm.

3. Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên

Có một yếu tố nào đó xuất hiện một cách tự nhiên trong quần thể (không phải cố ý của người nghiên cứu), tiến hành phân tích bằng quan sát tác động của yếu tố đó lên sức khỏe và bệnh tật của quần thể.

Ví dụ: Vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima là cơ hội để nghiên cứu tác động của phóng xạ lên con người, nghiên cứu phóng xạ theo mật độ, thời gian phơi nhiễm, và khoảng cách từ trung tâm nổ... Sự phân bố các đối tượng phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu cơ hội như vậy là hoàn toàn thụ động.

Một phần của tài liệu scribfree.com_nguyen-hoang-nhat-minh-2019-dich-te-hoc-spm-302-2020s-ref (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)