Sự mơ tả hồn chỉnh, đầy đủ và chính xác về vấn đề sức khỏe chưa nêu lên được mối quan hệ Nhân – quả, nhưng có thể gợi ý nên một giả thuyết có giá trị về nguyên nhân của một hiện tượng.
Mối quan hệ Nhân – quả trong y học có thể hiểu theo nhiều nghĩa: - Các yếu tố có thể là nguyên nhân của bệnh.
- Các yếu tố có thể là nguồn gốc của tình trạng sức khỏe mong muốn.
- Các trị liệu, các chương trình sức khỏe cộng đồng nhằn điều trị khỏi bệnh hay cải thiện tình trạng sức khỏe.
- Các can thiệp dự phòng (bằng thuốc, vacxin …) ngăn ngừa sự xuất hiện các trường hợp bệnh mới.
Ta phải nghiên cứu yếu tố “Nhân” trong mối quan hệ nhân quả này. Nguyên tắc của nghiên cứu căn nguyên chủ yếu dựa trên tiến trình so sánh; so sánh sự khác nhau của các quan sát trong một hay nhiều cuộc điều tra về vấn đề quan tâm.
Những kỹ thuật chính xác, đáng tin cậy của các bước tiến hành trong các nghiên cứu loại này chỉ mới được phát triển trong vài chục năm nay. Để tìm hiểu căn nguyên của một bệnh trong quần thể, người ta so sánh các nhóm đối tượng khác nhau: có hoặc khơng có liên quan tới bệnh (có bệnh hoặc khơng có bệnh); có hoặc khơng có liên quan tới yếu tố nghi ngờ (phơi nhiễm hoặc không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu).
Sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa hai biến số nghiên cứu (yếu tố nghiên cứu và bệnh nghiên cứu) chưa đủ để xác lập nên mối quan hệ nhân quả. Sự tương quan đó có thể là một sự tình cờ. Mối quan hệ nhân quả chỉ được các lập bằng việc thiết kế và tiến hành một nghiên cứu dựa trên một giả thuyết có thể chấp nhận được và phải có đủ lý luận chặt chẽ, điều này vượt khỏi khả năng của toán thống kê. Mối tương quan “yếu tố - bệnh” có thể thay đổi.
Ví dụ: nghiên cứu tìm mối tương quan giữa bệnh béo phì (diễn biến tăng dần theo thời gian trong mấy chục năm nay) và các yếu tố khác nhau của môi trường. Bệnh không kết hợp thống kê với diễn biến của nhiệt độ khơng khí trung bình hằng năm (là biến số độc lập). Nhưng bệnh có kết hợp thống kê với các yếu tố: tai nạn giao thơng, việc bán các hàng hóa tiêu dùng bằng nilon, sản xuất và bán xe hơi, tivi. Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu caloties cũng tăng lên cùng với sự tăng lên của các yếu tố tâm lý (xung đột xã hội …) và tăng lên số chỗ làm việc chỉ ở tư thế ngồi. Tai nạn giao thông và việc bán các mặ hàng tiêu dùng bằng nilon tăng lên kết hợp với bệnh béo phì khơng phải là kết hợp căn nguyên (ngay cả khi có kết hợp thống kê rất chặt chẽ).
Việc tăng bán tivi, ô tô, tăng chỗ làm việc chỉ ở tư thế ngồi và các yếu tố tâm lý có thể có mối quan hệ nhân quả với bệnh béo phì vì giảm tiêu hao năng lượng (ơ tơ, tivi,
52
ngồ làm việc) hoặc liên quan đến sự tương tác trong điều hòa thần kinh – nội tiết. Các yếu tố đó kết hợp với bệnh béo phì được coi là yếu tố gián tiếp. Tăng khẩu phần bằng các thực phẩm giàu calories là yếu tố trực tiếp.
Sơ đồ 6.1: Sự kết hợp giữa các biến số
Tính chặt chẽ của một sự quan hệ phụ thuộc vào sự hiểu biết của chúng ta về tiến trình nghiên cứu.
Một sự phân tích dịch tễ có thể được dựa trên các nghiên cứu quan sát hoặc trên các nghiên cứu thực nghiệm.