Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất của nhiễm HIV. Khơng có ổ chứa nhiễm trùng ở động vật. Tất cả mọi người đều có khả năng cảm nhiễm HIV .
1. Các phương thức lây truyền HIV
HIV đã được phân lập từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể, nhưng nhiều nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đóng vai trị quan trọng trong việc làm lây truyền HIV. Do đó chỉ có 3 phương thức lây truyền HIV:
1.1 Lây truyền theo đường tình dục
Đường tình dục là một trong những đường lây truyền chủ yếu của đại dịch HIV/AIDS. Ước tính tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên thế giới qua đường tình dục chiếm khoảng 75% trong tổng số nguwoif bị nhiễm HIV/AIDS.
HIV lây truyền qua giao hợp với người nhiễm HIV.Nguy cơ lây nhiễm HIV qua một lần giao hợp với người nhiễm HIV là 0,1 – 1%. Người nhận tinh dịch trong giao hợp có nguy cơ nhiễm HIV nhiều hơn. Người nào có nhiều bạn tình đồng thời quan hệ tình dục khơng an tồn thì càng có nguy cơ lây nhiễm HIV. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (giang mai, lậu …) đều làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV lên gấp 20 lần.
1.2 Lây truyền theo đường máu
HIV có trong máu tồn phần và các thành phàn của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đơng máu. Do đó HIV có thể được truyền qua máu hay các sản phẩm của máu có nhiễm HIV. Nguy cơ lây truyền qua đường máu có tỷ lệ lây nhiễm rất cao, trên 99%. Kể từ năm 1985, sau khi có các xét nghiệm sàng lọc phát hiện kháng thể kháng HIV, nguy cơ lây truyền theo đường máu ở nhiều nước đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên ngay cả khi xét nghiệm máu cho kết quả âm tính, khả năng lây nhiễm HIV vẫn có thế xãy ra, do máu được lấy ở người bị nhiễm HIV, người đó đang ở trong “ thời kỳ cửa sổ” của quá trình nhiễm HIV. Nguy cơ này xãy ra nhiều ở nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao, đặc biệt ở những nơi người cho máu chuyên nghiệp cao vì họ thường thay đổi địa điểm cho máu.
143
ma túy), kim xâu tai, dao cạo râu … khi các dụng cụ đó có nhiễm virus HIV.
Lây truyền trong chăm sóc y tế: việc sử dụng các dụng cụ trong tiêm chích, chữa răng, phẫu thuật … trong y tế mà không được tiệt trùng cẩn thận cũng có khả năng làm lây truyền HIV.
Chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân HIV/ADS khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch mà bản thân người chăm sóc bị trầy xước da.
HIV có thể lây truyền qua việc cấy truyền cơ quan tổ chức và cho tinh dịch, do đó cần phải xét nghiệm, sàng lọc máu của người cho trước khi cấy truyền.
1.3 Lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ chu sinh.
- Khi thai còn trong tử cung: virus HIV được truyền từ mẹ sang thai nhi ở giai đoạn rất sớm ngay từ tuần thứ 8 và kéo dài trong suốt thời gian mang thai.
Cấy máu cuống rốn đã phân lập được HIV ở những trẻ sơ sinh mà người mẹ có phản ứng huyết thanh HIV dương tính. Mức độ virus ngày càng tăng và dễ phân lập ở những đứa con của các bà mẹ bị bệnh AIDS. Người ta cũng tìm thấy virus HIV ở nhiều phủ tạng (gan, não, thận) ở cơ thể các thai nhi bị sẩy thai từ tuần thứ 13 ở những thai phụ có HIV(+). Như vậy HIV đã được truyền từ mẹ sang thai qua bánh rau và được gọi là bệnh lây truyền dọc. Có từ 20-30% số trẻ sơ sinh được truyền virus từ mẹ có HIV(+) theo con đường này.
- Khi thai đi qua đường sinh dục: Nếu là cuộc đẻ khó, có sự can thiệp làm tổn thương đường sinh dục thì nguy cơ nhiễm virus sẽ tăng lên rất nhiều; ví dụ như: Forceps, giác hút sản khoa, cắt nới tầng sinh môn.
- Vấn đề lây truyền qua bú sữa mẹ: các nhà khoa học đã phân lập được HIV từ sữa của người mẹ nhiễm HIV.
HIV có thể lây qua khi trẻ bú mẹ: HIV có trong sữa mẹ, có thể qua các vết nứt ở núm vú người mẹ xâm nhập vào trẻ khi trẻ đang mọc răng hoặc có tổn thương ở niêm mạc miệng. Nếu bà mẹ bi apce vú hay đau ở vú có thể làm tăng nguy cơ lây truyền cho con qua bú sữa mẹ.
Tỷ lệ lây nhiễm qua bú mẹ khoảng 15% sẽ tăng lên khi ở giai đoạn cuối hoặc bị nhiễm HIV khi cho con bú vì nồng độ trong máu lúc này cao.
Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con khác nhau tùy từng nước, từ 25- 40% ở các nước kém hoặc đnag phát triển, từ 15 – 20% ở các nước công nghiệp phát triển.
Bảng 16.1 :Nguy cơ nhiễm HIV theo hình thức phơi nhiễm và phân bố trên tồn cầu
Hình thức phơi nhiễm Tỷ lệ truyền bệnh mỗi lần phơi nhiễm
Tỷ lệ nhiễm trùng toàn cầu
Truyền máu Hơn 90% 5 – 10%
Mẹ truyền sang con 25 – 40% ở nước kém phát triển 15 – 25% ở các nước phát triển
2 – 3%
144 Kim đâm và những phơi
nhiễm do chăm sóc y tế khác Dưới 0,5 % Người nhà có tiếp xúc
phơi nhiễm với máu
Hiếm Không đáng kể
2. Những phương thức không lây truyền HIV
Ngoài 3 phương thức lây truyền nêu trên, hiện nay chúng ta khơng có bằng chứng về phương thức lây truyền nào khác.
- HIV không lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi.
- Không lây qua tiếp xúc sinh hoạt thông thường như nơi làm việc, trường học, rạp hát, bể bơi … HIV không lây truyền qua bắt tay, ôm hôn, mặc chung áo quần, dùng chung cốc, chén, bát, đĩa, thìa....
- Muỗi đốt khơng làm lây truyền HIV. Thực tế ở Châu Phi cho thấy rằng những vùng bị sốt rét nặng nề không tương ứng với vùng có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Khi vào cơ thể muỗi, HIV bị dịch vị dạ dày tiêu diệt, nó khơng thể sống và nhân lên trong cơ thể muỗi được.
VIII. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Nguyên tắc cơ bản phòng chống HIV/AIDS - Dự phòng nhiễm HIV.
- Giảm tác động của HIV/AIDS đối với cá nhân và xã hội.
- Huy động và thống nhất các nổ lực quốc gia, tồn cầu phịng chống HIV/AIDs.
1. Dự phòng lây nhiễm HIV
1.1 Phịng lây nhiễm qua đường tình dục
Để phịng lây nhiễm HIV qua đường tình dục, cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Giáo dục lối sống lành mạnh và thực hiện an tồn tình dục:
+ Biện pháp có hiệu quả nhất là quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng. Khơng quan hệ tình dục bừa bãi.
+ Sử dụng bao cao su khi sinh hoạt tình dục giúp cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV tránh lây lan cho bạn tình.
+ Giáo dục kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, khuyến khích họ đến các cơ sở y tế khám, điều trị khi nghi ngờ mắc bệnh.
- Cung cấp các dịch vụ y tế và xã hội. + Mở rộng dịch vụ cung cấp bao cao su.
+ Các dịch vụ y tế xã hội nhằm xử lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục. + Phát triển mạng lưới xét nghiệm HIV và tư vấn.
- Khống chế nạn mại dâm để phòng lây lan HIV từ các tế nạn mại dâm.
1.2 Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu
- Qua truyền máu và các sản phẩm của máu:
+ Phát động phòng trào hiến máu nhân đạo, tự nguyện để tăng nguồn máu dự trữ. + Mọi người cho máu phải được tư vấn để xác định khơng thuộc nhóm nguy cơ cao, kiểm tra tình trạng nhiễm HIV ở người cho máu, máu nghi ngờ HIV (+) phải loại bỏ ngay. Chỉ định truyền máu và các sản phẩm của máu chỉ khi thật cần thiết.
+ Các dụng cụ tiêm truyền phải được tiệt trùng theo đúng quy định. - Qua tiêm chích ma túy
145 sau khi đã cai nghiện, chống tái nghiện.
+ Giáo dục cho những người cai nghiện hiểu biết về HIV/AIDS để thực hiện các nguyên tắc vệ sinh tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác, thực hiện an tồn tình dục.
+ Ngăn chặn và xử lý nghiêm những người buôn bán ma túy, chủ ổ tiêm chích. - Qua tiêm chích, thủ thuật và phẫu thuật
+ Các dụng cụ tiêm truyền và phẫu thuật, kim châm … phải được tiệt trùng.
+ Nâng cao trình độ của các nhân viên y tế và có trang thiết bị đảm bảo vô trùng trọng mọi dịch vụ y tế.
+ Tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS
1.3 Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con
Đa số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị nhiễm HIV qu quan hệ tình dục, vì vậy việc phịng chống nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đối với phụ nữa là chiến lược tốt nhất để phòng chống nhiễm HIV từ mẹ sang con.
- Giáo dục tuyên truyền cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phòng nhiễn HIV/AIDS, đặc biệt là phụ nữa có hành vi nguy cơ cao.
- Chẩn đoán sớm thai phị bị nhiễm HIV bằng vận động những người có nguy cơ cao xét nghiệm để phát hiện HIV.
- Phụ nữ đã nhiễm HIV khun họ khơng nên có thai vì sẽ tiến triễn nhanh chóng tới AIDS, con sinh ra có kahr năng bị AIDS. Nếu có thai nên bạo thai, sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục.
- Nếu thai phụ muốn giữ thai thì gởi họ đến khoa sản bệnh viện tỉnh hoặc các tuyến kỹ thuật cao hơn để được quản lý và điều trị dự phòng bằng các thuốc chống Retrovirrus. Việc một bà mẹ bị nhiễm HIV có tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hay không cần phải được cân nhắc cẩn thận hơn bởi vì bú sữa mẹ có những ưu điểm sau:
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Cung cấp kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh nhiễm trùng.
- Cho con bú kích thích các hormone làm chậm rụng trứng tránh thụ thai, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Cho bú sữa mẹ làm cho cả mẹ và con có cảm giác ấm áp và an tồn hơn. - Cho bú bình sữa dễ bị nhiễm trùng và làm cho trẻ có nguy cơ bị tiêu chảy.
- Cho bú sữa mẹ có thể làm chậm hay ngăn sự tiến triển thành AIDS ở trẻ em bị nhiễm HIV.
2. Giảm tác động của dịch HIV/AIDS đối với cá nhân và xã hội 2.1 Chăm sóc, tư vấn và chữa bệnh tại gia đình và cộng đồng
- Gia đình và cộng đồng phải chăm sóc người thân của mình bị nhiễm HIV/AIDS và những người bị nhiễm phải bảo vệ cho gia đình và cộng đồng.
- Các dịch vụ y tế, xã hội phải dễ tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, với cán bộ có đủ trình độ chun mơn và kinh nghiệm cơng tác xã hội.
- Chăm sóc ngoại trú và tại nhà sẽ tạo mối liên lạc chặt chẽ giữa người bệnh và gia đình, cộng đồng và cơ quan y tế.
2.2 Hỗ trợ kinh tế, xã hội cho người bệnh và gia đình
- AIDS đặc biệt đe dọa các nước đang phát triển, các nhóm người nghèo và gia đình họ.
- Gánh nặng AIDS được nhân đơi cho phụ nữ vì họ có vai trị chăm sóc gia đình, ngồi việc chăm sóc con cái, họ phải chăm sóc người thân bị nhiễm HIV/AIDS.
146
người hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ.
- Cần thành lập các tổ chức xã hội, nhân đạo ở cơ sở chuẩn bị chăm sóc trẻ mồ cơi và người góa bụa, khơng nên phân biệt đối xử.
2.3 Giảm tác động kinh tế xã hội của dịch HIV/AIDS
- Tác động kinh tế, xã hội của AIDS tại nhiều nước rất lớn.
- Mọi khu vực kinh tế, tư nhân, nhà nước phải góp phần giải quyết đại dịch này vì đó là quyền lợi chung.
- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
- Cần nghiên cứu tác động của HIV/AIDS đến các ngành khác nhau, lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe và liên quan giữa đại dịch với sự phát triển toàn bộ.
3. Huy động và sử dụng các nổ lực phòng chống HIV/AIDS của quốc gia và quốc tế.
Để huy động các quốc gia tham gia phòng chống HIV/AIDS, cần phải chống lại thái độ phân biệt đối xử, sự từ chối và lạc quan thái quá của các nhà lãnh đạo, của cá nhân và gia đình họ.
- Cam kết liên ngành rộng rãi.
- Huy động sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, các đồn thể - Phối hợp quốc tế trong nghiên cứu.
4. Biện pháp xã hội
4.1 Ngăn chặn bài trừ các tệ nạn xã hội
- Người nghiện ma túy, mại dâm là đối tượng chính làm tăng lây truyền HIV/AIDS, cần được tập trung phát hiện HIV, truyên truyền giáo dục tổ chức cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ.
- Xử lý nghiêm cán bộ, nhân viên nhà nước và người có hành vi liên quan đến mại dâm, ma túy, rượu chè bê tha.
4.2 Thông tin giáo dục tư vấn cho cộng đồng về HIV/AIDS
- Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân biết về phòng chống HIV/AIDS.
- Tận dụng tối đa nguồn thông tin đai chúng vào việc phòng chống HIV/AIDS - Đưa việc phòng chống HIV/AIDS vào nhà trường ở các cấp
- Tổ chức tốt hệ thống tư vấn.
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC a. Nội dung:
Trình chiếu Powerpoint
Đặt vấn đề, trao đổi
b. Sau khi học xong lý thuyết sv vận dụng trả lời câu hỏi lượng giá để hệ thống hóa lại kiến thức bài.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Sơn, Dịch tễ học, 2010, Bộ Y tế, NXB Giáo dục Việt Nam. 2. Giáo trình dịch tễ học bệnh lây, 2009, Đại học Y Dược Huế, Nxb Giáo dục. 3. Lê Văn Phủng, Vi khuẩn Y học, 2009, Bộ Y tế, NXB Giáo dục Việt Nam.
147
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Phương thức làm lây truyền HIV/AIDS?
A. Ơm, bắt tay, quan hệ tình dục
B. Quan hệ tình dục, mặc chung áo quần với người nhiễm HIV C. Từ mẹ sang con, sinh hoạt thông thường với người nhiễm HIV D. Quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, theo đường máu.
Câu 2: Tỷ lệ truyền bệnh mỗi lần truyền máu là?
A. 0,1 – 1% B. 5 – 10% C. 15 – 25% D. hơn 90%
Câu 3: Trường hợp AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm nào?
A. 1983 B. 1982 C. 1981 D. 1990
Câu 4: HIV không lây qua con đường nào sau đây?
A. Đường tình dục.
B.Giao tiếp thông thường (ôm hôn, bắt tay…). C. Lây từ mẹ nhiễm HIV sang con.
D. Theo đường máu.
Câu 5: Các giai đoạn lây truyền HIV từ mẹ sang con?
A. Khi mang thai. B. Khi sinh con. C. Khi cho con bú. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6: Nguyên nhân gây ra HIV/ AIDS là gì?
A. Vi khuẩn. B. Nấm. C.Vi rút.
D. Ký sinh trùng
Câu 7: Loại dịch nào trong cơ thể sau đây có nhiều virus HIV?
A. Nước bọt. B. Nước mắt. C.Tinh dịch. D. Mồ hôi.
Câu 8: Người nhiễm HIV nên được chăm sóc tốt nhất ở đâu?
A. Tại nhà. B. Tại bệnh viện. C. Tại khu cách ly. D. Tại các cơ sở y tế.
Câu 9: Khả năng điều trị HIV/ AIDS hiện nay của y học?
A. Chữa khỏi được bằng Tây y.
B. Chữa khỏi được 1 thời gian sau đó lại tái phát. C. Chữa khỏi được bằng Đông y.
148 nhiêu? A. 10- 24%. B. 25- 40%. C. 41- 70%. D. 71- 90%.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu Bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10