Quá trình truyền nhiễm

Một phần của tài liệu scribfree.com_nguyen-hoang-nhat-minh-2019-dich-te-hoc-spm-302-2020s-ref (Trang 113 - 115)

1. Nguồn truyền nhiễm

Các bệnh lây qua đường hơ hấp có nguồn truyền nhiễm duy nhất là người (riêng bệnh lao có thể có nguồn truyền nhiễm ở vài loại súc vật nhưng cơ chế truyền nhiễm khác hẳn).

Cơ chế truyền nhiễm:

Các bệnh trong nhóm này đều có cơ chế truyền nhiễm giống nhau do có cơ chế sinh bệnh giống nhau:

Người bệnh (hay người mang mầm bệnh) thải mầm bệnh theo các giọt nước bọt nhỏ ra khơng khí, người khỏe hít vào đường hơ hấp, mầm bệnh gây bệnh ở đường hơ hấp và có thể ở một vài bộ phận khác trong cơ thể. Mầm bệnh lại đào thải ra khơng khí.

Vì sức đề kháng của mầm bệnh khác nhau nên giai đoạn tồn tại ở mơi trường bên ngồi dài ngắn cũng khác nhau:

- Những loại mầm bệnh có sức đề kháng yếu ở ngoại cảnh, sau khi bị đào thải ra ngồi cơ thể, nếu khơng xâm nhập vào cơ thể khác ngay sau đó thì sẽ bị tiêu diệt. Do đó, mầm bệnh chỉ có thể lây truyền theo phương thức tiếp xúc hô hấp: nghĩa là người khỏe chỉ bị nhiễm tác nhân gây bệnh khi hít phải khơng khí có vi sinh vật gây bệnh của người bệnh vừa mới thải ra. Ví dụ: virút sởi, thủy đậu, cúm...

- Những mầm bệnh có sức đề kháng cao ở ngoại cảnh thì vừa lây truyền theo phương thức tiếp xúc hơ hấp và có thể lây truyền một cách hồn tồn giản tiếp. Ví dụ: trực khuẩn lao, bạch hầu, virút đậu mùa.

1.1 Nguồn truyền nhiễm là người bệnh thể điển hình

 Thời k ỳ ủ bệnh.

Các bệnh lây qua đường hơ hấp thường có thời kỳ ủ bệnh ngắn. Ví dụ:

- Bệnh cúm thường 1-3 ngày.

- Bệnh sởi thời kỳ ủ bệnh khoảng 10 ngày, nhưng cũng có thể thay đổi từ 7-18 ngày kể - từ khi tiếp xúc đến khi bắt đầu sốt, thường là 14 ngày cho đến khi phát ban.

- Bệnh bạch hầu: thông thường từ 2-5 ngày - Bệnh ho gà: thường là 6- 20 ngày

Đa số các bệnh truyền nhiễm đường hơ hấp do virút có thể lây truyền từ cuối thời kỳ ủ bệnh.

Ví dụ:

- Bệnh sởi, người bệnh truyền bệnh ngay từ khi mới sốt, nghĩa là 2-3 ngày trước khi nổi ban, còn lây trong suốt thời kỳ nổi ban (3-5 ngày).

- Bệnh quai bị, virút phân lập được từ nước bọt trong khoảng từ 6-7 ngày trước khi viêm tuyến mang tai rõ rệt đến 9 ngày sau đó. Tỷ lệ lây nhiễm cao nhất xảy ra vào khoảng 48 giờ trước khi khởi phát bệnh.

- Bệnh thúy đậu, thời kỳ lây dài nhất 5 ngày; thường từ 1-2 ngày trước khi phát ban và không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp phỏng dạ đầu tiên.

• Thời kỳ phát bệnh

104

thường đi song song vói tình trạng bệnh. Bệnh càng nặng càng lây nhiều và khi bệnh giảm dần thì tính chất lây lan cũng giảm theo cho đến khi khỏi bệnh.

- Riêng bệnh ho gà người ta thấy sự lây lan kết thúc sớm hơn tình trạng lâm sàng; bệnh chỉ lây trong vòng 3 tuần đầu kể từ khi phát bệnh, rồi sau đó khơng cịn lây nữa, mặc dù người bệnh vẫn cịn cơn ho rít nhiều ngày sau.

• Thời kỳ lui bệnh

- Đa số các bệnh trong nhóm này đến thời kỳ lui bệnh tính chất lây lan đã giảm rất nhiều như bệnh sởi, thủy đậu, quai bị. Đậu mùa còn lây đến khi bong hết vãy.

Bệnh bạch hầu vẫn còn lây đến hết thời kỳ lui bệnh và có thể lây kéo dài hơn nữa.

1.2. Nguồn truyền nhiễm là người bệnh khơng điển hình

Có những bệnh bị nhiễm mầm bệnh là có biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình như bệnh sởi, đậu mùa.

Các bệnh khác lại có rất nhiều thể bệnh khơng điển hình mà phần lớn là thể nhẹ như bệnh cúm, ho gà, bạch hầu. Những thể nhẹ rất nguy hiểm vì họ vẫn đào thải mầm bệnh ra mơi trường xung quanh, số lượng lớn, khơng được chẩn đốn xác định nên họ khơng được cách ly và điều tri.

1.3. Nguồn truyền nhiễm là người khỏi mang mầm bệnh

Vai trò lây truyền của người khỏi mang mầm bệnh trong nhóm này khơng lớn.

Có nhiều bệnh khơng có tình trạng người khỏi mang mầm bệnh như sởi, đậu mùa, quai bị, thủy đậu, ho gà.

Các bệnh khác như cúm có thể có tình trạng người khỏi mang mầm bệnh nhưng ngắn và vai trị truyền bệnh cũng khơng đáng kể.

Bệnh bạch hầu và viêm màng não do não mơ cầu có tình trạng người khỏi mang mầm bệnh và có vai trị dịch tễ quan trọng.

1.4. Nguồn truyền nhiễm là người lành mang mẩm bệnh

Tình trạng người lành mang mầm bệnh trong nhóm bệnh này khơng đáng kể. Nhiều bệnh khơng có tình trạng người lành mang mầm bệnh như sởi, đậu mùa, quai bị, thủy đậu, ho gà.

Vai trò dịch tễ học: những người lành mang mầm bệnh lớn hơn nhiều lần người bệnh, thường sống quanh người bệnh có thể mang mầm bệnh lâu dài và đào thải mầm bệnh hàng ngày ra mơi trường xung quanh, có thể làm lây lan cho nhiều người, nhất là khi họ dạy học, trông trẻ, bán vé, bán hàng.

2. Đường truyền nhiêm

Khơng khí là yếu tố truyền bệnh nhiễm khuẩn đường hơ hấp. • Các giọt nhỏ

Khi thở bình thường, thì khơng khí thở ra khơng có vi sinh vật gây bệnh.Tuy nhiên, khi nói to đặc biệt là khi ho và khi hắt hơi thì một số rất lớn các giọt nước bọt nhỏ hoặc các chất nhầy nhỏ có vi khuẩn sẽ bắn vào khơng khí. Những giọt này lan truyền tùy thuộc trước hết vào kích thước của chúng.

Những giọt to (100 – 200 micromet) có thể bay cách xa 2-3m nhưng sẽ rơi nhanh chóng trên sàn nhà hoặc các đồ dung xung quanh và ít khi xâm nhập vào đường hơ hấp của những người lân cận.

105

lâu hơn trong khơng khí (hàng chục phút). Các giọt rất nhỏ (dưới 10 micromet) không bay quá 1 mét, nhưng có thể lơ lửng trong khơng khí, trong một khoảng thời gian gần như vô hạn, chuyển động theo khơng khí. Chúng có thể được hít vào và thở ra khi người ta thở.

Các giọt chất nhầy bắn từ mũi họng miệng của người bệnh hoặc người mang mầm bệnh, có thể truyền bệnh nếu người khỏe mắc phải. Vi sinh vật gây bệnh khi nằm trong giọt nước bọt, nhưng ở ngoài cơ thể, nhưng hoàn cảnh bên ngồi khơng thuận lợi cho chúng, do đó cơ chế truyền nhiễm bằng giọt nước bọt chỉ có tác dụng ở gần nguồn truyền nhiễm (1- 2m), nhất là đối với các bệnh như cúm, sởi, ho gà sự truyền nhiễm chỉ xãy ra khi có sự tiếp xúc mật thiết giữa người ốm và người khỏe (ở nhà trẻ, trường học, đô thị).

Mức độ phân tán của các giọt tùy thuộc vào tính chất của dịch tiết do niêm mạc đường hô hấp giải phóng ra. Khi dịch tiết có độ nhầy lớn (như ở những người lao, ho gà thì sẽ tạo thành những giọt to). Ngược lại, nếu dịch tiết lỏng như ở bệnh sởi và cúm thì sẽ sinh ra những giọt khí dung có nồng độ cao nhất ở gần người bệnh khi ho và hắt hơi, cịn ở xa hơn thì khí dung lỗng ra. Như vậy càng xa nguồn truyền nhiễm thì nguy cơ bị lây càng giảm.

Khí dung

Sau khi giọt nước bắn vào khơng khí, một phần của lớp ngồi bay hơi, khi ấy giọt nước bọt teo lại thành giọt nhỏ lơ lửng lâu trong khơng khí đó là khí dung, trung tâm giọt nước bọt vẫn còn độ ẩm đủ để duy trì đời sống của các vi sinh vật gây bệnh có sức chịu đựng tương đối cao (như vi khuẩn bạch hầu).

Bụi

Sớm hay muộn, giọt nước bọt phải rơi xuống đất, khơ đi và hịa lẫn với bụi. Khi quét nhà, lau chùi đồ vật, rủ chăn chiếu hoặc đi lại thì bụi dễ bốc vào khơng khí và bị hít vào. Tuy nhiên, cơ chế truyền nhiễm bằng hít bụi chỉ có thể xãy ra nếu vi sinh vật gây bệnh có sức chịu đựng cao, khơng bị chết bởi khô hanh và tia nắng mặt trời. Như đã biết trực khuẩn lao có thể sống trong bụi hàng tuần. Tuy nhiên, hiệu lực truyền nhiễm của bụi kém hơn so với giọt nước bọt vì số vi sinh vật gây bệnh cịn sống trong hạt bụi không thể so sánh với số vi sinh vật gây bệnh còn sống trong giọt nước bọt.

Một vài bệnh súc vật cũng truyền sang người bằng bụi. Trong bệnh than cũng có thể truyền bằng bụi qua da súc vật chết do những tấm da này để trong kho vì người ta thấy các người giữ kho đơi khi cũng mắc bệnh than.

Các thí dụ trên chứng minh rằng vi sinh vật gây bệnh trên có sức chịu đựng cao và có thể tồn tại ở mơi trường bên ngồi trong một thời gian dài.

3. Khối cảm nhiễm

Tất cả mọi người khơng có miễn dịch đều có khả năng cảm nhiễm vói bệnh. Một số bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em như sởi, ho gà, bạch hầu, thủy đậu là do trẻ em chưa có miễn dịch, cịn người lớn khơng mắc hoặc ít mắc các bệnh này là do họ đã mắc từ nhỏ và có miễn dịch bền vững khơng bị mắc lại.

Nói chung tất cả các bệnh trong nhóm này sau khi khỏi bệnh hay bị nhiễm phần lớn đều thu được miễn dịch chắc chắn và lâu bền, trừ một vài bệnh như bạch hầu, nhất là cúm, miễn dịch thu được không vững bền nên có thể bị mắc lại.

Một phần của tài liệu scribfree.com_nguyen-hoang-nhat-minh-2019-dich-te-hoc-spm-302-2020s-ref (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)