106
Bạch hầu (Corynebacterium diphteriae): vào thập niên 70, những trận dịch bạch
hầu vẫn còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới:
1969 - 1970: tại San Antonio (Texas) có xuất hiện 210 trường hợp. 1972 -1982: tại Seattle, Washington với 1100 trường hợp.
1984 -1986: tại Thụy Điển có tỷ lệ tử vong khá cao là 20%.
Ho gà (Bodetella pertussis): tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tập trung ở các nước đang
phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây do việc lơ là chủng ngừa ở các nước phát triển nên thấy tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở những nước này có nguy cơ gia tăng. Trước khi có thuốc chủng ngừa (1922-1948) ho gà là nguyên nhân tử vong quan trọng trong những bệnh truyền nhiễm ở trẻ dưới 14 tuổi của Hoa kỳ. Cũng tại nước này, do quản lý lỏng lẻo, tỷ lệ mắc bệnh hàng năm 1989, 1990 1993 do dịch ho gà xảy ra ở nhiều bang với hơn 4500 ca được báo cáo.
Não mơ cầu khuẩn (Neisseria meningitidis) có thể gây thành dịch hoặc gây thành
các trường hợp lẻ tẻ. Tính cách gây dịch của vi trùng thay đổi tùy theo nhóm huyết thanh: thí dụ dịch gây ở Tây bán cầu thường do não mơ cầu nhóm BCY, W135; gây dịch ở Phần Lan, Braxin, châu Phi thường do nhóm A và C gây ra.
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong vòng một thế kỷ qua, virút
cúm A đã gây tất cả 6 trận dịch vào các năm 1889, 1918, 1957, 1968, 1977 và hiện nay năm 2009 đang lan rộng trên nhiều châu lục. Nổi tiếng là trận dịch năm 1918 đã gây tử vong cho khoảng 20 – 40 triệu người trên thế giới. Dịch toàn thế giới xãy ra thường do sự xuất hiện một chủng virút mới chưa ai có miễn dịch, nên bệnh có thể hồnh hành trên nhiều quốc gia. Khoảng cách giữa các trận dịch này thường thay đổi và khơng thể tiên đốn trước được. Tại Mỹ: nó gây nhiễm cho 10 – 20% dân số Mỹ, với 114000 người phải nhập viện và 36000 ca tử vong hàng năm. Trong các năm có dịch thì đến hơn 100000 người tử vong vì cúm, cịn các năm khơng có dịch thì đến hơn 100000 người tử vong vì cúm, cịn các năm khơng có dịch vẫn có 10000 – 20000 ca tử vong do cúm.
Bảng 12.1: Phân bố tình hình mắc bệnh lây truyền qua đường hơ hấp cấp tính.
Nước Phân Type Số ca mắc Số ca tử vong
Hongkong H5N1 18 6 Hongkong H9N2 2 0 Hongkong H5N1 2 1 Netherlands H7N7 83 1 Hongkong H9N2 1 0 2. Việt Nam
Ho gà (Bodetella pertussis): nhờ có chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai tốt trên tồn quốc nên thấy số ca nhập viện rất ít, năm 1992 và 1993 khơng có ca nào, năm 1994 có 13 ca, năm 1996 chỉ có một ca.
107
có một vụ dịch lớn nhiễm trùng huyết và viêm màng não lan từ Trung Quốc sang. Sau năm 1941, miền Bắc còn thấy một số những vụ dịch nhỏ. ở miền Nam, vào năm 1977- 1978, đã xãy ra trên nhiều tỉnh thành phía Nam, gây ra do nhóm C. Ngồi vụ dịch quan trọng trên, bệnh xãy ra lẻ tẻ, có khuynh hướng gia tăng vào các thời điểm như các tháng lạnh ở miền Bắc và các tháng 6, 7, 8 tại các tỉnh phía Nam.
Bệnh cúm type A tại Việt Nam có tính chất tản phát, khoảnh cách giữa các ca bệnh
khá xa, chưa tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa căn nguyên gây bệnh với quá trình dịch ở hầu hết các ca bệnh. Năm 2004 có xuất hiện nhiều trường hợp viêm phổi cấp ở 11 tỉnh thành phố (20 ca tử vong). Có 7 bệnh nhân được chẩn đoán dương tính với H5N1 tại Viện vệ sinh dịch tễ (VSDT) Trung ương và 3 bệnh nhân khác do Hồng Kông làm xét nghiệm. Đến 17/9/2009, ở Việt Nam đã có gần 6000 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 và con số vẫn tiếp tục gia tăng trong dịch cúm A/H1N1 toàn cầu năm 2009.
Virút SARS gây nhiễm trùng đường hơ hấp cấp tính. Những mốc thời gian đáng nhớ:
- 23/02/2003 Jonny Chong Chen quốc tịch Mỹ gốc Hoa bay từ Hồng Kông -> Hà Nội.
- 26/02/2003: J.C.C vào bệnh viện Việt Pháp: sốt cao, ho. - 05/03/2003: là bệnh nhân đầu tiên.
- 07/03/2003: 2 nhân viên BV Việt Pháp mắc bệnh tương tự. - 11/03/2003: Bộ y tế họp khẩn cấp về “bệnh lạ”.
- 12/03/2003: có 26 nhân viên BV Việt Pháp mắc bệnh tương tự (4 bệnh nặng); J.C.C tử vong tại Hồng Kông; Bệnh nhân đầu tiên vào viện YHLSCBNĐ (không phải là nhân viên BV Việt Pháp).
- 13/03/2003: WHO đặt tên là Severe Acute Respiratory Syndrom (SARS): hội chứng hô hấp cấp nặng
- 16/03/2003: viện YHLSCBNĐ thành lập ban chỉ đạo.
- 18/03/2003: WHO và tổ chức Thầy thuốc không biên giới đến viện YHLSCBNĐ để giúp đỡ và phòng chống SARS ở Việt Nam.
- 08/04/2003: BN SARS cuối cùng của Việt Nam vào viện : nâng tổng số lên 34 trường hợp, có 12 trường hợp nặng và rất nặng.
- 24/08/2003: WHO tuyên bố Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giớ khống chế thành công bệnh dịch SARS.
- 29/04/2003: Hội nghị cấp cao các nước ASEAN hợp tác chống SARS: Việt Nam được ca ngợi và khâm phục “ Điều kỳ diệu Việt Nam”.
- 02/05/2003: Bệnh nhân SARS cuối cùng ra viện tại viện YHLSCBNĐ. Báo chí thế giớ ca ngợi Việt Nam nói chung và viện YHLSCBNĐ nói riêng. Đặc điểm Dịch tễ học bệnh SARS ở Việt Nam:
- Bệnh dịch có tính chất du nhập. - Một dạng truyền nhiễm bệnh viện.
- Nguồn lây nguy hiểm nhất là người bệnh SARS giai đoạn khởi phát và toàn phát.
- Hai con đường lây truyền chính là: đường hô hấp và đường tiếp xúc gần. - Thời gian ủ bệnh trung bình là 6,4 ngày.
108 - Sốt cao đột ngột (≥380C).
- Đau cơ.
- Ho khan, khó thở, thở nhanh nơng trên 25 lần/ phút. - Xquang phổi: hình ảnh viêm phỗi kẽ.
Người mắc SARS chủ yếu là nhân viên chăm sóc bệnh nhân SARS (58,7 %), trong đó y tá, hộ lý chiếm tỷ lệ mắc cao nhất (62,2%).
SARS thường gặp ở nữ (60,3 %) và trong khoảng từ 20 – 50 tuổi (80,9 %).
Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện từ 0 – 14 ngày (trung bình là 3,2 ngày).
Tỷ lệ chết/mắc của SARS là: 7,9 %.
Type A (H1N1 và H3N2) và type B đã hành toàn cầu từ năm 1977. Năm 2001 type A (H1N2) xuất hiện từ sự tái sắp xếp của H3N2 và H1N1cũng đã bắt đầu lưu hành. Sự chuyển dịch kháng nguyên này đã gây đại dịch trên toàn cầu.
3.3 Đặc điểm các yếu tố nguy cơ
Bệnh lây qua đường hô hấp thường xãy ra ở những nơi tập trung đông dân, mật độ tiếp xúc cao, chật chội, ẩm thấp.
Nhìn chung bệnh có đặc tính lây lan, bùng phát rất nhanh nhưng nhất thời vì tác nhân gây bệnh khơng tồn tại được lâu ở ngoại cảnh và đa số những người cảm thụ đã có miễn dịch.
Có bệnh diễn biến dưới hình thức đại dịch như cúm, cứ khoảng trên dưới 10 năm lại xãy ra một vụ đại dịch lan tràn khắp thế giới do sự thay đổi hồn tồn tính kháng nguyên của virút cúm.
Đa số bệnh diễn biến có tính chu kỳ. Ví dụ: bệnh sởi, cứ khoảng 3 - 4 năm lại xãy ra một vụ dịch lớn và tiếp sau đó lại giảm đi. Tính chu kỳ này là do sự thay đổi tính miễn dịch của khối cảm thụ. Tất nhiên nhịp điệu và cường độ các vụ dịch thay đổi theo điều kiện sinh hoạt và điều kiện xã hội ở một nơi nhất định.
Bệnh diễn biến quanh năm, thường tăng cao vào các tháng lạnh ẩm. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em và ít gặp ở người lớn.
Nhiều bệnh khó tránh khỏi khi đã xãy ra dịch (cúm, sởi) vì bệnh lây ở thời kỳ ử bệnh hay thời kỳ khởi phát.
Vắcxin phịng bệnh đặc hiệu có thể ngăn ngừa được bệnh.