Tư vấn khác
2.2.4. Nội dung QLDA đầu tư xây dựng
2.2.4.1. QLDA đầu tư xây dựng theo giai đoạn
Trong phạm vi điều chỉnh bởi luật pháp, QLDA đầu tư xây dựng cơng trình tại Việt Nam được thực hiện theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020); Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về QLDA đầu tư xây dựng. Theo đó, QLDA đầu tư xây
dựng bao gồm 3 giai đoạn:
• Chuẩn bị dự án
Trong giai đoạn này, các phần việc chính bao gồm: tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để dựa trên cơ sở đó xem xét, đưa ra quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các cơng việc cần thiết khác có liên quan.
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Trước báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, cần lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư cơng; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Các dự án nằm ngồi các quy định trên thì là việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định. Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trừ dự án PPP, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng cần đáp ứng đủ các nội dung sau:
+ Tầm quan trọng của việc đầu tư cùng các điều kiện để tiến hành đầu tư xây dựng;
+ Dự kiến đối với quy mơ, mục tiêu, hình thức, và vị trí đầu tư xây dựng; + Nhu cầu sử dụng tài nguyên và đất;
+ Phương án thiết kế sơ bộ về thuyết minh, xây dựng, kỹ thuật và công nghệ, thiết bị phù hợp;
+ Thời gian dự kiến thực hiện dự án;
+ Sơ bộ về tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng trả nợ (nếu có); đánh giá sơ bộ hiệu quả và tác động của dự án tới kinh tế xã hội;
+ Xác định sơ bộ tác động tới môi trường. - Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng cần được lập bởi CĐT hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án khi đầu tư xây dựng, trừ một số trường hợp ngoại lệ theo quy định như:
+ Cơng trình xây dựng sử dụng cho mục đích tơn giáo;
+ Cơng trình xây dựng quy mơ nhỏ và cơng trình khác do Chính phủ quy định; + Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.
Tùy theo yêu cầu của từng loại dự án, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng sẽ được điều chỉnh tương ứng, đồng thời phải đảm bảo đúng theo quy định của Luật Xây dựng hiện hành và các quy định pháp luật khác có liên quan: + Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với cơng trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các cơng trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ bao gồm các nội dung như: Vị trí xây dựng, hướng tuyến cơng trình, danh mục và quy mơ, loại, cấp cơng trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng; phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có); giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng cơng trình, các kích thước, kết cấu chính của cơng trình xây dựng; giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng cơng trình; phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngồi cơng trình, giải pháp phịng, chống cháy, nổ; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.
+ Ngoài ra, các nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng cần thể hiện sự cần thiết và chủ trương đầu tư dự án; khả năng đảm bảo các yếu tố để thực hiện dự án; đánh giá tác động của dự án liên quan đến đời sống xã hội, mơi trường; khả năng tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án; với các dự án khu đơ thị phải có thuyết minh về phương án xây dựng đồng bộ hạ tầng của dự án kết nối với hạ tầng xã hội ngoài phạm vi dự án.
- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (khơng bao gồm tiền sử dụng đất); dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị cơng trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an tồn chịu lực cơng trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư), chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Còn đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Trong nội dung của báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng cần có các nội dung sau:
+ Thiết kế bản vẽ thi cơng, thiết kế cơng nghệ (nếu có) và dự tốn xây dựng. + Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mơ, cơng suất, cấp cơng trình, giải pháp thi cơng xây dựng, an tồn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ mơi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng cơng trình.
• Giai đoạn thực hiện dự án
Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với cơng trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi cơng xây dựng cơng trình; giám sát thi cơng xây dựng; tạm ứng, thanh tốn khối lượng hồn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hồn thành cơng trình xây dựng; bàn giao cơng trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác.
Trong phần thiết kế xây dựng bao gồm các bước như:
- Thiết kế sơ bộ đối với việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có).
- Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều loại cơng trình, mỗi loại cơng trình có một hoặc nhiều cấp cơng trình. Tùy theo loại, cấp của cơng trình và hình thức thực hiện dự án, việc quy định số bước thiết kế xây dựng cơng trình do người quyết định đầu tư quyết định, cụ thể:
trình có u cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
+ Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi cơng được áp dụng đối với cơng trình phải lập dự án đầu tư xây dựng;
+ Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi cơng được áp dụng đối với cơng trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, có quy mơ lớn, u cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp;
+ Thiết kế theo các bước khác (nếu có).
- Cơng trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước.
- Trường hợp thiết kế ba bước, nếu nhà thầu thi cơng xây dựng có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thì được phép thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công.
- Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng:
+ Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước;
+ CĐT phê duyệt thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước;
+ Đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP, CĐT phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng cơng trình.
Trình và phê duyệt thiết kế xây dựng bao gồm các nội dung:
- Các thông tin chung về cơng trình: Tên cơng trình, hạng mục cơng trình (nêu rõ loại và cấp cơng trình); CĐT, nhà thầu thiết kế xây dựng cơng trình; địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất.
- Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của cơng trình.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng. - Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục cơng trình và tồn bộ cơng trình. - Dự tốn xây dựng cơng trình.
- Những u cầu phải hồn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác (nếu có).
• Giai đoạn kết thúc dự án
Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các cơng việc: Quyết tốn hợp đồng xây dựng, quyết tốn dự án hồn thành, xác nhận hồn thành cơng trình, bảo hành cơng trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.
cơng trình theo quy định thì kết thúc xây dựng cơng trình. Tồn bộ tài sản của nhà thầu xây dựng phải được chuyển ra khỏi khu vực cơng trường trước khi cơng trình được bàn giao.
Sau khi cơng trình xây dựng được nhận bàn giao, CĐT hoặc tổ chức được giao quản lý cơng trình sẽ có trách nhiệm vận hành, khai thác dự án được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, theo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật được phê duyệt. Bộ phận được giao quản lý vận hành cơng trình xây dựng đồng thời có trách nhiệm duy trì, bảo dưỡng tồn bộ cơng trình theo quy trình bảo trì đã được phê duyệt.
(Nguồn: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng luật số 62/2020 hợp nhất với Luật Xây dựng số 50/2014)
2.2.4.2. QLDA đầu tư xây dựng theo lĩnh vực
Giữa các dự án sẽ có các đặc điểm riêng khác nhau trong q trình QLDA. Tuy nhiên, bất kỳ một dự án nào cũng bao gồm các nội dung cơ bản như: Quản lý về phạm vi kế hoạch, công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an tồn trong thi cơng xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thơng tin cơng trình.
• Quản lý thời gian và phạm vi của dự án
Quản lý phạm vi của dự án là việc quản lý các phần cơng việc giúp hồn thành mục tiêu của dự án, việc quy hoạch phạm vi, phân chia phạm vi và điều chỉnh phạm vi dự án. Các hoạt động trong quản lý thời gian của dự án nhằm đảm bảo việc hoàn thành đúng tiến độ theo dự án đề ra, xác định công việc cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khơng gian và tiến độ dự án.
Trước khi tiến hành xây dựng, các cơng trình sẽ được giới hạn bởi một khoảng thời gian. Dựa vào cơ sở đó nghĩa vụ của nhà thầu thi công là lập tiến độ thi công chi tiết, sắp xếp đan xen kết hợp với các công việc cần thực hiện để mang lại hiệu quả cao nhất. Tiến độ thi công xây dựng phải được lập trước khi triển khai thi cơng xây dựng cơng trình và lập theo tháng, q, năm đối với cơng trình xây dựng có quy mơ lớn.
Sau đó từng phần cơng việc ứng với tiến độ sẽ được điều phối cho các đơn vị chuyên trách đảm nhận thực hiện. Trong đó chỉ rõ mỗi cơng việc của dự án kéo dài
bao lâu, bắt đầu khi nào, kết thúc khi nào và thời gian thực hiện toàn bộ dự án là bao nhiêu, bao giờ hoàn thành, đồng thời đảm bảo kịp tổng tiến độ đã được xác định.
Trách nhiệm giám sát, theo dõi tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp một số giai đoạn bị kéo dài thuộc về CĐT. CĐT cần sát sao một cách thường xuyên, liên tục, hàng ngày, thậm chí hàng giờ để đảm bảo từng phần việc được thực hiện đúng tiến độ, phát hiện kịp thời sự chậm trễ của công việc dự án, nhanh chóng tìm ngun nhân và đưa ra giải pháp xử lý, điều chỉnh tiến độ cho phù hợp, giảm thiểu sự ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả dự án. Nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát để không làm ảnh hưởng đến tiến độ của tổng dự án.
• Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Quản lý chi phí dự án là q trình quản lý tổng dự toán tổng mức đầu tư, quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng, quản lý, thanh tốn chi phí đầu tư xây dựng cơng trình, đây chính là quản lý chi phí giá thành dự án. Nhằm đảm bảo thành hành xử án mà không vượt tổng mức đầu tư (bao gồm việc bố trí nguồn lực dự tính giá thành và kiểm sốt chi phí)
Tồn bộ chi phí cần thiết để sửa chữa, cải tạo mở rộng hoặc xây dựng mới cơng trình xây dựng đều là chi phí đầu tư xây dựng cơng trình. Các khoản chi phí được lập theo từng cơng trình cụ thể để phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng, các bước thiết kế và theo quy định của nhà nước.
Mục đích của việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình là đảm bảo đạt được hiệu quả đầu tư, đảm bảo mục tiêu và tính khả thi của dự án. Ngồi ra tính đúng, tính đủ hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường và được quản lý theo Nghị định số 10/2021 NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Tổng mức đầu tư của dự án trong quyết định đầu tư là cơ sở để CĐT lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng. Tổng mức đầu tư được tính tốn và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở. Đối với trường hợp chỉ lập báo cáo