Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Nghị định số 06/2021/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 26/01/2021 về nội dụng quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì cơng trình xây dựng.
Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về QLDA đầu tư xây dựng
Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư cơng
Nghị định 28/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương pháp đối tác công tư
Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư
Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/04/2021 của Bộ Kế hoạch và đầu tư Quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư
Thông tư số 06/2021/TTBXD do Bộ Xây dựng ban hành ngày 30/6/2021 về nội dung phân cấp Quản lý cơng trình xây dựng và hướng dẫn ấp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
Thông tư số 11/2021/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành ngày 31/08/2021 về Hướng dẫn nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thông tư số 12/2021/TT-BXD do Bộ Xây Dựng ban hành ngày 31/08/2021 về Định mức Xây dựng.
Thông tư số 13/2021/TT-BXD do Bộ Xây Dựng ban hành ngày 31/08/2021 về Hướng dẫn xác định các chỉ tiêu KTKT và đo bóc khối lượng cơng trình.
3.3.2. Các cơng cụ kỹ thuật
- Cấu trúc phân tách công việc (WBS)
Cơ cấu phân chia cơng việc có cơng dụng rất hữu ích trong mơ hình QLDA. Để xác định phạm vi của dự án có thể dựa vào phân tích thứ bậc các hoạt động cơng việc, đồng thời có thể xác định các yêu cầu phân phối cần thiết khi phát triển dự án.
Các thơng tin chi tiết được cơng khai sẽ giúp ích khơng những với người QLDA mà các bên liên quan có thể nắm bắt và hiểu được phạm vi thực hiện dự án. Điểm nổi bật của cơ cấu phân chia công việc là giúp phân chia dự án thành các khâu rất nhỏ để tiện lợi quản lý, có thể kiểm sốt, đánh giá, theo dõi và ước tính chi phí một cách dễ dàng hơn đối với các hạng mục cấp thấp nhất. Đây là cơ sở tạo dựng các kế hoạch chi tiết và điều chỉnh tiến độ thời gian, phân bổ nguồn lực cho các phần việc của dự án; đồng thời còn là cơ sở đánh giá kết quả và hiện trạng thực hiện công việc tại từng giai đoạn, giúp nhà quản lý tránh được sai sót hoặc bỏ qn các cơng việc dù là nhỏ nhất khi điều phối tiến độ, nguồn lực và chi phí.
Việc thiết lập cấu trúc phân tách công việc được tiến hành khi ý tưởng dự án được xác lập và phát triển hoàn thiện từ sự đóng góp chung của nhóm dự án. Các kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ QLDA phải được khai thác tối đa dựa trên các dự án tương tự, từ đó dựng nên một cấu trúc phân tách cơng việc chính xác, đầy đủ các tiêu chuẩn như dễ quản lý, tính độc lập của từng cơng việc tương đối nhưng vẫn cần sự liên hệ tới nhau và thể hiện được tiến độ dự án.
- Biểu đồ GANTT
Các nhiệm vụ liên quan đến dự án sẽ được thể hiện toàn diện qua biểu đồ GANTT, biểu đồ cũng được sử dụng để lập kế hoạch dự án với mọi quy mơ và hình dạng. Tồn bộ nhiệm kỳ của dự án được trình bày một cách cụ thể dưới chế độ xem đơn giản. Dựa vào biểu đồ GANTT, ta có thể theo dõi các nội dung như: ngày bắt đầu và ngày kết thúc của một dự án; nhiệm vụ của dự án; các thành viên tham gia và dự án; ai đang thực hiện nhiệm vụ riêng lẻ; các nhiệm vụ riêng lẻ có thời lượng bao nhiêu; sự liên kết giữa các nhiệm vụ với nhau hay phụ thuộc vào nhau. Với nhiều ưu điểm, biểu đồ GANTT được sử dụng rộng rãi, dễ đọc, dễ nắm bắt hiện trạng thực tế và kế hoạch của cơng việc cũng như tình hình trong tồn bộ dự án. Kèm theo đó một số ký hiệu riêng được dùng để đánh dấu các mốc thời gian quan trọng hoặc các mối liên quan đặc biệt.
Tuy vậy, biểu đồ GANTT vẫn còn một số hạn chế như: (1) các công việc được phản ánh quá nhiều trên biểu đồ gây khó nhận biết trình tự thực hiện cơng việc; (2) các dự án phức tạp với khối lượng công việc lớn không thể nêu ra đủ và đúng sự
liên quan và tương tác trên biểu đồ GANTT, khi có điều chỉnh diễn ra thì rất khó để sửa lại trên biểu đồ.
- Biểu đồ xương cá
Biểu đồ xương cá là một trong những công cụ để quản lý chất lượng, thể hiện sự liên kết giữa các nhóm nguyên nhân ảnh hưởng hay tác động trực tiếp tới vấn đề. Mục đích khi sử dụng biểu đồ này để tìm ra nguyên nhân sau khi các mối quan hệ nguyên nhân - kết quả của vấn đề được sắp xếp lại. Phương pháp để xây dựng biểu đồ xương cá khá đơn giản. Bằng cách thiết lập 4M ở 4 nhánh xương lớn, các vấn đề sẽ được phân tầng, tiếp theo lặp lại câu hỏi “tại sao” để tìm được gốc rễ nguyên nhân để điền vào các nhánh xương nhỏ hơn. Các yếu tố của 4M bao gồm: manpower (con người), machine (máy móc), mateial (nguyên vật liệu), method (phương pháp làm việc).
Trên biểu đồ, bên phải sẽ thể hiện các vấn đề, bên trái là khung xương cá nêu rõ các “ngun nhân chính”. Từ 4 nhóm ngun nhân gốc phát triển thêm các nguyên nhân chính, tiếp theo vạch thêm các nhánh nhỏ hơn là nguyên nhân phụ, liên tục đặt câu hỏi “tại sao” đến khi các vấn đề được trả lời hết. Đây là một cơng cụ hữu hiệu để tìm ra ngun nhân cho các vấn đề. Tuy nhiên nếu vấn đề quá phức tạp, có thể kết hợp thêm các cơng cụ khác để tìm ra ngun nhân chính.
- Mạng cơng việc
Đây là một trong những công cụ then chốt nhất được sử dụng vào quá trình lập kế hoạch dự án. Sơ đồ mạng hay còn được gọi là sơ đồ mũi tên, trong đó tập hợp các mũi tên khác nhau được sử dụng để liên kết các hoạt động của dự án và thể hiện được mức độ ưu tiên. Mạng công việc phản ánh sợi liên quan hỗ trợ các nhiệm vụ, công việc của dự án; xác định các mốc thời gian gồm ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn kết thúc dự án; xác định công việc găng, đường găng.
Để xây dựng mạng công việc, 2 phương pháp thường được sử dụng là “đặt công việc trên mũi tên” (AOA) và “đặt công việc trong các nút” (AON). cả 2 phương pháp có nguyên tắc chung là phải xác định được cụ thể công việc bắt đầu, kết thúc, hoàn thành tại thời gian nào, và để có việc mới được bắt đầu thì các cơng việc trước đó phải được hồn thành tồn bộ; các mũi tên được định hướng từ trái
sang phải, thể hiện thứ tự logic giữa các công việc, độ dài mũi tên lại không phản ánh độ dài thời gian. Tuy nhiên, đối với các cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, do quy mơ lớn và tính chất phức tạp nên sẽ ít áp dụng cơng cụ này hơn.
- Phương pháp đường dẫn tới hạn (CPM) và kỹ thuật đánh giá dự án (PERT)
Phương pháp này giúp theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện dự án trong thời gian thực tế, ra đó được coi là một cơng cụ thiết yếu được sử dụng triệt để bởi các nhà QLDA. Công cụ này còn giúp đảm bảo tất cả các dự án do nhóm thực hiện được hồn thành đúng thời gian. Các con đường thiết yếu của dự án là chuỗi dài nhất gồm các hoạt động được thể hiện trên sơ đồ mạng. Đặc trưng của phương pháp này là khơng có thời gian trùng cho các hoạt động trong một trình tự cụ thể. Do vậy một sự chậm trễ nhỏ trong bất kỳ giai đoạn nào sẽ gây ra sự kéo dài tổng thể dự án.
Kỹ thuật đánh giá dự án giúp lập lịch trình cho phép dự án phức tạp được đơn giản hóa hơn khi tạo ra các ước tính thực tế về thời gian cho từng hoạt động riêng lẻ. Kỹ thuật này còn là một dạng sơ đồ mạng nhưng sử dụng 3 loại ước tính thay vì chỉ sử dụng một ước tính.
- Tài liệu dự án
Các cơng việc ở trên sẽ được tổng kết và kết thúc trong một tài liệu. Tại đây sẽ cung cấp toàn bộ chi tiết dự án và mọi hoạt động diễn ra bên trong. Tài liệu dự án được tạo ra nhằm xóa bỏ mọi sự nhầm lẫn về dự án, ngăn ngừa các xung đột có thể xảy ra giữa các bên liên quan.
- Các cơng cụ ứng dụng QLDA đầu tư
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng cơng nghệ được tạo ra nhằm hỗ trợ cho công tác QLDA giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhân lực và tạo ra hiệu quả quản lý cao hơn. Tại cơng ty, Phịng QLDA dự án cũng đã cải tiến áp dụng một số ứng dụng QLDA đầu tư như Microsoft project về quản lý tiến độ, hay phần mềm quản lý xây dựng BIM.
3.4. Đặc điểm các dự án xây dựng do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựngSông Gianh quản lý Sông Gianh quản lý