Giao dịch trực tuyến là việc các thành viên sử dụng hệ thống giao dịch của thành viên kết nối trực tiếp với hệ thống trên các website của doanh nghiệp để thực hiện các giao dịch mua hàng theo tuần tự quy trình mua bán mà cơng ty đã tạo ra.
Giao dịch trong TMĐT là một hệ thống bao gồm không chỉ các giao dịch liên quan đến mua bán hàng hóa và dịch vụ, tạo thu nhập, mà cịn là các giao dịch có khả năng trợ giúp q trình tạo ra thu nhập: kích thích nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, cung ứng dịch vụ trợ giúp bán hàng, trợ giúp người tiêu dùng, hoặc trợ giúp trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp. Do hoạt động với thông tin số hóa trong các mạng điện tử, TMĐT đem lại nhiều cơ hội mới cho việc tiến hành các
hoạt động thương mại. Nó làm cho các nhóm khác nhau hợp tác với nhau được dễ dàng hơn. Các nhóm này có thể là các phịng, ban chia sẻ thông tin trong nội bộ công ty nhằm lập kế hoạch một chiến dịch marketing, các công ty phối hợp cùng nhau thiết kế và chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ mới, hoặc doanh nghiệp chia sẻ thông tin với khách hàng của họ nhằm cải thiện quan hệ khách hàng.Việc tiến hành các hoạt động thương mại trên các mạng điện tử cũng loại bỏ một số giới hạn vật lý nhất định. Các hệ thống máy tính trên Internet có thể được lắp đặt để cung cấp trợ giúp khách hàng 24/7. Các đơn đặt hàng đối với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp cũng có thể được tiếp nhận bất kỳ khi nào, ở đâu. TMĐT tạo nên các hình thức kinh doanh, các cách thức tiến hành kinh doanh mới. Thí dụ, amazon.com, một cơng ty bán sách có trụ sở ở Seatle, Washington, khơng có các cửa hàng thực, tiến hành bán sách của mình qua mạng Internet và phối hợp việc phân phối sách trực tiếp với các nhà xuất bản. Các công ty như Kantara Software.net còn đi một bước xa hơn. Tất cả sản phẩm của họ (các gói phần mềm thương mại) là điện tử, và có thể được bảo quản trong các máy tính mà họ sử dụng để xử lý đơn đặt hàng và phục vụ Web. Tồn kho của họ hoàn toàn là các sản phẩm số hóa.
- Sự khác biệt giữa giao dịch thương mại truyền thống và giao dịch thương mại điện tử
Giao dịch thương mại truyền thống và giao dịch TMĐT có nhiều điểm khác biệt cơ bản. Để hiểu rõ sự khác biệt này, xem xét chu trình mua bán một sản phẩm cụ thể
Bảng 1.1: so sánh thương mại truyền thống và thương mại điện tử
Stt Các bước trong chu trình bán hàng
Thương mại truyền thống
Thương mại điện tử
1 Tìm kiếm thơng tin sản phẩm Tạp chí, tờ rơi, catalog Trang web
2 Yêu cầu mua sản phẩm, chuyển
yêu cầu đã chấp nhận
Dạng ấn phẩm Thư tín điện tử
3 Kiểm tra catalog, giá cả Catalog Catalog trực tuyến
4 Kiểm tra tồn kho và khẳng định
giá cả
5 Lập đơn hàng (người mua) Dạng ấn phẩm Email, web
6 Theo dõi đơn hàng Dạng ấn phẩm CSDL trực tuyến
7 Kiểm tra tồn kho Ấn phẩm, fax, điện thoại CSDL trực tuyến,
web
8 Lịch trình phân phối Dạng ấn phẩm Email, catalog trực
tuyến
9 Lập hóa đơn Dạng ấn phẩm Email, catalog trực
tuyến
10 Phân phối sản phẩm Nhà vận chuyển Nhà vận chuyển,
mạng internet
11 Xác nhận biên lai Dạng ấn phẩm CSDL trực tuyến
12 Gửi hóa đơn (người cung ứng) Thư tín truyền thơng Thư tín điện tử
13 Nhận hóa đơn (người mua) Thư tín truyền thơng EDI
14 Lịch trình thanh tốn Dạng ấn phẩm EDI, CSDL online
15 Gửi thanh tốn (người mua) Thư tín truyền thống EDI
16 Nhận thanh toán (người cung ứng)
Thư tín truyền thống EDI
Qua bảng so sánh trên, có thể thấy rất nhiều bước thực hiện giống nhau, tuy nhiên, cách thức mà thông tin được nhận và chuyển tải lại khác nhau.
Về mặt công nghệ, giao dịch trên cơ sở giấy tờ tuyền thống và giao dịch dựa trên cơ sở máy vi tính khác nhau về nguyên tắc, thao tác thực hiện và những quy định về luật pháp. Từ đó nảy sinh các vấn đề mới trong giao dịch TMĐT.
Nếu việc tạo ra, gửi và nhận một tài liệu trên giấy phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí, thì việc tạo, gửi và nhận các tài liệu trên cơ sở dữ liệu trong máy vi tính rất thuận tiện, nhanh chóng và ít tốn kém (nhanh hơn 720 lần và rẻ hơn 355 lần). Tuy vậy, một tài liệu trên giấy khi được ký (bản gốc), đã mang tính duy nhất, và khơng thể sao chép. Một tài liệu trên máy vi tính khơng có các tính chất này, nó
có thể dễ dàng tạo ra các bản sao giống hệt và không thể phân biệt các bản sao này với bản gốc được.
Những khác nhau này dẫn đến yêu cầu khác nhau về phương pháp, về thủ tục (cách thức) thực hiện và các chức năng về luật pháp khác nhau với giao dịch truyền thống (trên giấy) và giao dịch TMĐT (trên cơ sở dữ liệu trong máy tính).
1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ GIA TĂNG TỐC ĐỘ GIAO DỊCH TRONGHOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN
1.2.1. Đặc điểm của xử lý giao dịch trực tuyến trong hoạt động bán hàng